Đây được xem là hậu quả của quá trình đô thị hóa tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc nhận định: “Khi Trung Quốc chuẩn bị cho làn sóng đô thị hóa kế tiếp, việc giải quyết các vấn đề về môi trường và tài nguyên sẽ trở nên cấp thiết hơn bởi phần lớn sự ô nhiễm tập trung tại các thành phố lớn của đất nước”. Báo cáo cảnh báo về những hậu quả lâu dài từ ô nhiễm không khí, như trẻ sinh ra dị tật bẩm sinh hoặc bị suy giảm chức năng nhận thức. Các tác giả đã đề xuất 6 lĩnh vực cải cách để cải thiện vấn đề môi trường, như quản lý đất đai hiệu quả hơn, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh siết chặt luật chống ô nhiễm.
Trước đó một ngày, một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm không khí đã khiến khoảng 7 triệu người trên thế giới thiệt mạng vào năm 2012.
Theo ước tính của WHO, khoảng 4,3 triệu người chết đã tử vong vì nấu ăn bằng bếp than, củi trong nhà hoặc các đám cháy ngoài trời. Trong khi đó, khoảng 3,7 triệu người tử vong vì ô nhiễm không khí ngoài trời. TS Maria Neira của WHO nhận định: “Nguy cơ của ô nhiễm không khí đang trở nên nghiêm trọng hơn người ta tưởng, nhất là vai trò của nó đối với bệnh tim và chứng đột quỵ. Điều các nước cần làm là nhanh chóng hành động để làm trong sạch bầu không khí của chúng ta”.
Bình luận (0)