xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ Apollo1 đến Columbia

THẢO HƯƠNG

Hôm nay, 1-2, là ngày kết thúc một tuần tưởng niệm những phi hành gia Mỹ tử nạn trong lúc thi hành nhiệm vụ. Đó là 42 năm kỷ niệm thảm họa Apollo 1 cháy nổ ngay trên dàn phóng, 23 năm thảm họa tàu con thoi Challenger và 6 năm thảm họa tàu con thoi Columbia

Ba thảm họa bất ngờ nói trên đã cướp đi tổng cộng sinh mạng của 17 phi hành gia Mỹ. Ngày 29-1 vừa qua, tại khu phức hợp tham quan Trung tâm Không gian vũ trụ Kennedy, thành phố Titusville, một buổi lễ ngày tưởng niệm những người “hy sinh trong công cuộc thám hiểm và khám phá không gian” đã được NASA (Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ) tổ chức trang trọng.

Thảm họa Columbia
Tàu con thoi Columbia đã vỡ tan trên bầu trời bang Texas ngày 1-2-2003 trong lúc trở về trái đất, sau khi thực hiện thành công phi vụ nghiên cứu khoa học kéo dài 16 ngày trên quỹ đạo trái đất. Bảy nhà phi hành đi trên tàu đã chết thảm trong vòng 40 giây kể từ khi con tàu bị mất kiểm soát.

Chuyến bay của tàu Columbia là chuyến thứ 28 của con tàu này với tên gọi STS-107. Đây cũng là chuyến bay thứ 113 của chương trình tàu con thoi Mỹ. Ngay từ đầu đã có những dấu hiệu mà những người mê tín dị đoan gọi là xui xẻo. Chuyến bay dự định tiến hành ngày 11-1-2001 đã bị hoãn 18 lần vì nhiều lý do khác nhau trong vòng hai năm trước khi được phóng vào ngày 16-1-2003.

img
 Tàu Columbia vỡ tan trên bầu trời Texas

Trong số 7 phi hành gia có hai phụ nữ là chuyên gia Kalpana Chawla và Laurel Clark. Ngoài ra, còn có Ilan Ramon, phi hành gia Israel đầu tiên. Nguyên nhân gây ra thảm họa lúc khởi hành, một tấm lá chắn nhiệt đã bong tróc bay trúng cánh tàu bên trái làm thủng một lỗ mà phi hành đoàn không biết. Khi trở về bầu khí quyển trái đất, hơi không khí cực nóng đã luồn vào lỗ này làm con tàu vỡ tung từng mảnh. Cũng giống như thảm họa tàu Challenger, chương trình tàu con thoi bị hoãn hai năm. Việc xây dựng Trạm Không gian quốc tế (ISS) cũng bị đình hoãn. Suốt 29 tháng sau đó, các chuyến bay đến ISS đều hoàn toàn dựa vào Cơ quan Hàng không vũ trụ Liên bang Nga.

Thảm họa Challenger
Thảm họa này xảy ra vào ngày 28-1-1986, chỉ 73 giây sau khi rời khỏi bệ phóng. Lúc đó, hai tên lửa đẩy SRB, thùng nhiên liệu ngoài chứa hydrogen và oxygen ET vẫn chưa kịp tách khỏi tàu Challenger. Những mảnh vỡ của con tàu vũ trụ rơi vãi xuống bờ biển Florida lúc 11 giờ 39 phút. Toàn bộ phi hành đoàn 7 người đều thiệt mạng. Điều khiến cho thảm họa này trở thành một nỗi ám ảnh lâu dài là toàn bộ sự kiện bi thảm diễn ra trước mắt hàng triệu người Mỹ xem buổi trực tiếp truyền hình chuyến bay. Sở dĩ có đông người xem là vì trong phi hành đoàn có chị Christa McAuliffe, thành viên đầu tiên của dự án giáo viên trong vũ trụ.

Nguyên nhân tai họa được xác định do trục trặc kỹ thuật (O-ring,vòng cao su chặn thoát khí hoạt động không tốt) của tên lửa đẩy SRB bên phải khi xuất phát làm bùng cháy thùng nhiên liệu ngoài. Các phi hành gia có thể đã chết do tác động của khoang phi hành đoàn khi chạm mặt nước biển. Nhưng họ chết như thế nào vẫn chưa có kết luận rõ ràng.

img
 Bảy nhà phi hành đi tàu con thoi Columbia

NASA buộc phải tạm dừng những chuyến bay của tàu con thoi 32 tháng để rút kinh nghiệm. Ủy ban Rogers, một ủy ban đặc biệt do chính Tổng thống Ronald Reagan chỉ định, đã được thành lập để tiến hành điều tra. Kết quả điều tra cho thấy văn hóa tổ chức của NASA và quá trình ra quyết định đã góp phần quan trọng gây ra thảm họa.

Cụ thể, các nhà quản trị biết rằng bản thiết kế SRB của nhà thầu Morton Thiokol từng có những thiếu sót về vòng O-ring từ năm 1977 nhưng không cương quyết xử lý. Họ cũng phớt lờ những cảnh báo của nhóm kỹ sư về sự nguy hiểm của việc phóng tàu trong một ngày giá lạnh (ảnh hưởng đến độ dẻo của vòng O-ring). Họ cũng không báo cáo những nỗi lo ngại về kỹ thuật vừa kể với cấp trên.

Thảm họa Apollo 1
Apollo 1 là cái tên đặt sau này cho con tàu Apollo/Saturn 204 (gọi tắt là AS-204). Nó chưa bao giờ được bay bởi vì bị cháy nổ khi còn trên bệ phóng trong thời kỳ thử nghiệm và huấn luyện. Thảm họa xảy ra ngày 27-4-1967, tại bệ phóng số 34. Cape Canaveral.

Khoang tàu Apollo 1 đặt trên đầu tên lửa đẩy Saturn IB với ba nhà phi hành Virgil I.“Gus” (thuyền trưởng), phi công cao cấp Ed White và phi công Roger B.Chaffee. Cả ba đều bị chết cháy. Apollo 1 là tàu vũ trụ có người lái đầu tiên của chương trình Apollo.

Mặc dù nguồn gây cháy không thể xác định được, các nhà điều tra phát hiện rằng nguyên nhân chính làm cho ba nhà phi hành thiệt mạng oan uổng là do thiết kế mô-đun chỉ huy tàu. Bản thiết kế có những thiếu sót ở khâu hàn và chạy dây, dùng những chất liệu dễ cháy. Ngoài ra, cửa sập rất khó mở để thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Bộ quần áo bay cũng không thích hợp.

Ngay sau khi chui vào buồng lái lúc 13 giờ ngày 27-1, ba nhà phi hành đã gặp rắc rối về liên lạc. Sau đó, Chaffee báo cháy trong khoang buồng lái. Các nhà phi hành lao tới cửa thoát hiểm nhưng không thể mở. Họ bị ngất xỉu do khói độc, mặt nạ hơi không hoạt động. Tệ nhất là bộ quần áo bằng ni lông đã chảy dính chặt vào người họ. Khi nhân viên mặt đất mở được nắp cửa thoát hiểm thì tất cả đã chết vì bị phỏng quá nặng và hít phải khí độc.

Những bài học từ thảm họa Columbia

Các chuyên gia NASA bao gồm phi hành gia, kỹ sư và phi công đã mất hơn 4 năm để điều tra rút kinh nghiệm thảm họa Columbia. Bản báo cáo kết quả điều tra dày 400 trang vừa được công bố ngày 30-12-2008.

Theo các nhà điều tra, 7 phi hành gia trên tàu Columbia chỉ có 30 giây để tìm cách kiểm soát khoang tàu lúc đó bị giảm áp đột ngột, rơi tự do từ độ cao 61 km trong tư thế lăn tròn với tốc độ 20.000 km/giờ. Họ không có đủ thời gian để thắt dây nịt an toàn khi ngồi trên ghế, đội chiếc mũ giúp họ thở được và kích hoạt bộ phận điều áp của bộ quần áo phi hành vũ trụ.

Từ kết quả điều tra, các nhà điều tra đề nghị thay đổi 30 điểm để tăng cường mức độ an toàn, chủ yếu ở áo bay, mũ và ghế. Cụ thể, dây nịt an toàn, bộ phận điều áp trên quần áo và mũ phải tự động làm việc khi con tàu gặp sự cố. Những thay đổi này có thể giúp phi hành gia sống sót. NASA nói nhiều cải tiến đã được thực hiện trên ba tàu con thoi còn hoạt động là Discovery, Atlantis và Endeavour trước khi chương trình tàu con thoi chấm dứt nhiệm vụ lịch sử vào năm 2010, nhường chỗ cho các tàu vũ trụ thế hệ mới của chương trình Orion.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo