xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Vụ 11-9 của ngoại giao thế giới”

Hoàng Phương

Website WikiLeaks tiếp tục gây chấn động khi công bố hàng trăm ngàn tài liệu ngoại giao mật của Mỹ - một hành động bị một số nước liên quan lên án

Một số tờ báo lớn, như The New York Times (Mỹ), The Guardian (Anh)..., hôm 28-11 đồng loạt đăng tải nội dung của khoảng 250.000 tài liệu ngoại giao mật của Mỹ mà WikiLeaks cung cấp cho họ. Nội dung những tài liệu này chứa đựng nhiều chi tiết nhạy cảm đến nỗi có thể đẩy Washington vào tình trạng khó xử và tác động tiêu cực đến nền ngoại giao nước này.

img
Tài liệu ngoại giao mật của Mỹ được công bố trên website WikiLeaks hôm 28-11. Ảnh: GETTY IMAGES
 
Do thám cả Liên Hiệp Quốc
 
Một trong những tiết lộ gây bối rối nhất có lẽ là việc các nhà ngoại giao Mỹ đang do thám ban lãnh đạo Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các đại diện 4 thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an LHQ là Trung Quốc, Nga, Pháp và Anh. Hoạt động này diễn ra ngay cả khi LHQ khẳng định rằng việc do thám ban lãnh đạo LHQ là bất hợp pháp vì hoạt động giao tiếp, liên lạc tại cơ quan này là không thể xâm phạm.
 
Theo những tài liệu bị rò rỉ, Mỹ đã mở rộng vai trò của các nhà ngoại giao nước này sang việc thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài và tại trụ sở LHQ. Cụ thể là Washington đã ra lệnh cho các nhân viên Bộ Ngoại giao thu thập thông tin về thẻ tín dụng, lịch làm việc và những thông tin cá nhân khác của các nhân vật ngoại giao nước ngoài tại LHQ.  Một chỉ thị mật được ký với tên (Ngoại trưởng) Hillary Clinton và gửi cho các nhà ngoại giao Mỹ vào tháng 7-2009 còn yêu cầu tìm kiếm thông tin sinh trắc học về các quan chức quan trọng của LHQ và dữ liệu về “phong cách quản lý, ra quyết định” của Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng như ảnh hưởng của ông đối với Ban Thư ký LHQ. 
img
Các nhà ngoại giao Mỹ nhận định Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (trái) “dường như đang trở thành người phát ngôn của Thủ tướng Nga Vladimir Putin ở châu Âu”. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
 
Những tiết lộ chấn động
 
Một tiết lộ gây chấn động không kém là Quốc vương Ả Rập Saudi Abullah từng nhiều lần thúc giục Mỹ tấn công Iran để phá hủy chương trình hạt nhân của nước này. Ngoài ra, Washington từng yêu cầu Trung Quốc ngăn chặn những chuyến hàng chuyển giao các bộ phận tên lửa từ CHDCND Triều Tiên tới Iran vào năm 2007. Cũng liên quan đến Triều Tiên, một số tài liệu cho biết các quan chức Mỹ và Hàn Quốc từng bàn về triển vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên một khi Bình Nhưỡng gặp khó khăn về kinh tế và chính trị... Một số tài liệu khác hé lộ việc Mỹ dùng những thủ thuật gây sức ép tại những điểm nóng của thế giới, như Afghanistan, Pakistan... hoặc ép các nước đồng ý tiếp nhận các tù nhân được phóng thích từ nhà tù Vịnh Guantanamo.
  
Ngoài ra, các tài liệu cũng đề cập  một loạt nhà lãnh đạo trên thế giới, như Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy... Đáng chú ý là việc bà Elizabeth Dibble, đại biện lâm thời của Mỹ ở Rome, đã mô tả Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi là một nhà lãnh đạo “cẩu thả, tự phụ và thiếu hiệu quả”. Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao Mỹ ở Ý vào năm ngoái còn báo cáo rằng ông Berlusconi “dường như đang trở thành người phát ngôn của Thủ tướng Nga Vladimir Putin ở châu Âu”.
 
Với những nội dung nhạy cảm như thế, không có gì khó hiểu khi Mỹ và một số nước liên quan đã lên án vụ rò rỉ tài liệu mật mới nhất của WikiLeaks. Ngoại trưởng Ý Franco Frattini đã gọi đây là “vụ 11-9 của ngoại giao thế giới”. Theo hãng tin AP, Chính phủ Mỹ đang nỗ lực giảm thiểu những thiệt hại có thể gây ra bởi vụ rò rỉ trong lúc cảnh sát Úc cho biết sẽ điều tra liệu hành động của WikiLeaks có vi phạm luật pháp nước này hay không.

WikiLeaks bị hacker tấn công

 
Website WikiLeaks hôm 28-11 cho biết họ đã bị hacker tấn công trong nỗ lực ngăn họ công bố tài liệu ngoại giao mật của Mỹ. Dù vậy, WikiLeaks hứa hẹn rằng những tờ báo lớn, như El Pais (Tây Ban Nha), Le Monde (Pháp), Der Spiegel (Đức), The Guardian (Anh) và The New York Times (Mỹ) sẽ công bố những tài liệu mật ngay cả khi website này bị đánh sập. WikiLeaks đã cho những tờ báo này tiếp cận với số tài liệu mật trước khi công bố trên website hôm 28-11.  
 
Theo hãng tin AP, WikiLeaks hầu như không thể truy cập được trong phần lớn ngày 28-11 dù đến chiều cùng ngày đã có vài trăm tài liệu được đưa lên đó. Chuyên gia bảo mật máy tính Bruce Schneier cho AP biết rất khó để lần ra những hacker thực hiện vụ tấn công nhằm vào WikiLeaks.

Sụp đổ niềm tin

 
Ngay sau khi xuất hiện số lượng lớn tài liệu do WikiLeaks tiết lộ và nhiều bài báo đăng tải nội dung chi tiết, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton dự kiến phát biểu về ảnh hưởng của vụ việc đối với ngoại giao vào ngày 29-11 (giờ địa phương).
 
Theo hãng tin AP, bà Clinton có thể phải giải quyết những hậu quả trực tiếp sau khi bà rời Washington đi thăm 4 nước Trung Á và Trung Đông. Trong chặng dừng chân đầu tiên ở Astana, Kazakhstan, bà Clinton sẽ tham dự một hội nghị cấp cao của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, trong đó có nhiều quan chức từ các nước có dính dáng với những thư tín ngoại giao vừa bị tiết lộ.
img
Bjorn Hurtig, luật sư của người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange (trái), trao đổi với giới truyền thông sau khi các công tố viên Thụy Điển nói họ sẽ tìm kiếm một lệnh bắt quốc tế đối với ông Assange vì bị cáo buộc cưỡng đoạt và quấy rối tình dục. Ảnh: AP
 
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Peter Hoekstra ở bang Michigan, dân biểu Cộng hòa hàng đầu thuộc Ủy ban Tình báo Hạ viện, gọi việc tiết lộ thông tin là điều rất tai hại đối với lợi ích của Mỹ. “Vấn đề tệ hại ở đây chính là sự sụp đổ niềm tin”- ông lên tiếng hôm 29-11 và nói thêm rằng nhiều quốc gia- cả đồng minh cũng như kẻ thù- đều có thể hỏi “Có thể tin cậy vào nước Mỹ không? Nước Mỹ có thể giữ được bí mật không?”.
 
Các nước châu Âu chỉ trích không úp mở vụ tiết lộ tài liệu, trong đó Pháp cho rằng nó là mối đe dọa đối với quyền lực dân chủ. Người phát ngôn của ngoại trưởng Pháp Bernard Valero nói: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự tiết lộ đầy chủ ý và thiếu trách nhiệm những thư từ ngoại giao như thế...”. Ở London (Anh), David Field, người phát ngôn của Thủ tướng David Cameron, nói: “Chúng tôi phối hợp làm việc chặt chẽ với Mỹ và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy”. Nhưng ông cũng lưu ý “điều quan trọng là các chính phủ có năng lực hoạt động trên cơ sở bảo đảm sự cẩn mật về thông tin”. Bộ Quốc phòng Mỹ nói cơ quan này đang tăng cường an ninh cho hệ thống máy tính để tránh tình trạng rò rỉ thông tin trong tương lai.
 
Bộ Ngoại giao Pakistan nói đó là “sự phơi bày một cách tắc trách những tài liệu nhạy cảm”, trong khi Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari gọi hành động của WikiLeaks là “vô bổ và không hợp thời”...
T.Minh
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo