xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xét lại “chính sách một con”

Thanh Tùng

Dư luận Trung Quốc (TQ) đang nóng lên sau vụ một phụ nữ 23 tuổi, ở huyện Trấn Bình, tỉnh Thiểm Tây, bị cán bộ địa phương cưỡng ép phải nạo thai khi bào thai đã 7 tháng vì “vi phạm chính sách một con”.

Theo Hoàn Cầu thời báo của Bắc Kinh, mức kỷ luật đình chỉ công tác 3 cán bộ cưỡng ép nạn nhân nạo thai là quá nhẹ và càng gây bức xúc dư luận. Từ vụ bê bối này, một câu hỏi được đặt ra: Có nên xét lại “chính sách một con” hay không?

Hãng tin Bloomberg viết: TQ dường như sẵn sàng cho phép người dân bàn luận về “chính sách một con” sau vụ cưỡng ép nạo thai ở tỉnh Thiểm Tây. Bài báo trích dẫn phát biểu của giáo sư Bành Hy Trác, Trường Đại học Phục Đán Thượng Hải, tại một cuộc hội thảo mới đây về vấn đề dân số: “Xã hội TQ đang trở nên thông thoáng hơn. Quần chúng nhân dân và giới nghiên cứu giờ đây đã nhất trí rằng “chính sách một con” phải thay đổi, càng sớm càng tốt”.

Mặt trái của “chính sách một con” được Hoàn Cầu thời báo dẫn chứng: Sau hơn 3 thập kỷ áp dụng, TQ thiếu nguồn lao động trầm trọng, nhất là ở các tỉnh ven biển, quỹ trợ cấp hưu trí thiếu và nhiều trường hợp đóng cửa. Báo cáo của Bộ Giáo dục TQ cho biết tính đến cuối năm 2010, cả nước chỉ còn 257.410 trường tiểu học so với 491.273 trường năm 2001.

Tình trạng dân số già và mất cân đối giới tính, hậu quả của “chính sách một con”, được các nhà kinh tế và giới khoa học TQ rất quan tâm vì có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và hòa đồng xã hội. Cuộc điều tra dân số mới nhất của TQ cho thấy số người từ 60 tuổi trở lên năm 2010 chiếm 13,3% dân số, tăng 2,9% so với năm 2000. Số trẻ em dưới 14 tuổi chiếm 16,6%, giảm 6,3%.

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của “chính sách một con”, TQ đã thực hiện một số chế độ thông thoáng. Cụ thể là cho phép những gia đình ở nông thôn có con thứ 2 nếu con đầu là gái. Những cặp vợ chồng ở một số vùng “được phép” sinh con thứ 2 nếu cả vợ chồng đều là “con một”. Các dân tộc thiểu số hoàn toàn không bị ràng buộc phải thực hiện “chính sách một con” .

Ngoài những đối tượng trên, hình thức trừng phạt đối với những người khác có con thứ 2, thứ 3 sẽ là phạt tiền 40.000 nhân dân tệ (130 triệu đồng). Chính vì mức phạt quá lớn không thể nộp này mà bà mẹ Phùng Kiến Mai, 23 tuổi, ở tỉnh Thiểm Tây bị buộc phải nạo phá thai khi bào thai đã 7 tháng tuổi!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo