xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

8 năm kê khai tài sản, chỉ 18 người bị kỷ luật

NGUYỄN QUYẾT

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ: “Kê khai tài sản đang là hình thức”

Thống kê mới nhất của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về kê khai tài sản từ năm 2007 đến 2014 cho biết đã có trên 5,55 triệu lượt kê khai, xác minh được 2.632 trường hợp...

“Khó phát hiện lắm!”

Theo TTCP, nếu năm 2007, chỉ có hơn 313.000 người kê khai thì đến năm 2012, con số này là 642.000 người, năm 2014 tăng lên 1.019.956 người.


Số liệu về lượng người kê khai tài sản cũng như bị kỷ luật 8 năm qua (Nguồn: Thanh tra Chính phủ)

Số liệu về lượng người kê khai tài sản cũng như bị kỷ luật 8 năm qua (Nguồn: Thanh tra Chính phủ)

Tuy nhiên, số người sau kê khai bị phát hiện vi phạm, bị xử lý kỷ luật chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cụ thể, từ năm 2007-2014, chỉ có... 18 cán bộ bị xử lý kỷ luật vì kê khai không trung thực. Trong đó, năm 2009 kỷ luật 3 người, năm 2010 cao nhất với 9 người, còn lại năm 2013 và 2014 mỗi năm 3 người.  “Giờ phát hiện đâu xử lý tới đó thôi chứ theo đúng thực tế và dư luận thì người ta nói hình thức cũng là có cơ sở. Kê khai đối tượng thì nhiều nhưng phát hiện kê khai không trung thực và xử lý vi phạm thì lại rất ít. Phát hiện đã ít rồi, lại phải căn cứ vào cơ chế, quy định pháp luật mới xử lý được” - ông Phạm Trọng Đạt, thừa nhận.

Theo người đứng đầu Cục Chống tham nhũng, nguyên nhân ít phát hiện và xử lý kê khai không trung thực là do kê khai tài sản, thu nhập dựa trên nguyên lý tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu không chịu kê khai, kê khai không trung thực thì đều có hình thức xử lý song quan trọng là có phát hiện được không. “Bây giờ, kê khai này cũng đang là hình thức, người ta cũng đang giấu các thứ cho nên khó phát hiện lắm!” - ông Đạt tỏ bày.

TTCP cũng thừa nhận việc xác minh tài sản, thu nhập nhằm làm rõ tính trung thực của việc kê khai còn ít được thực hiện; kết quả kê khai chưa được công khai rộng rãi. Thậm chí, những hoạt động kể trên đang thực hiện một cách bị động khiến cho hoạt động này tại một số địa phương chỉ mang tính thủ tục. Người kê khai và người quản lý còn lúng túng và thụ động trong quá trình thực hiện việc khê khai, công khai và khai thác thông tin liên quan đến kê khai, minh bạch tài sản.

Đó là chưa nói cơ chế giải trình về tài sản và xử lý tài sản bất minh còn thể hiện sự lúng túng, vướng mắc; chưa gắn kết được việc theo dõi, thu thuế thu nhập cá nhân với việc kê khai tài sản, thu nhập tăng thêm; chưa ban hành được văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát tài sản, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn; chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu để theo dõi, quản lý việc kê khai tài sản.

Phải làm cách nào?

Theo đánh giá của TTCP, việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đảng viên được kỳ vọng là biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả nhưng thực tế còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, cách thức thực hiện còn dàn trải, tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế, hiệu quả thấp.

Một trong những giải pháp quan trọng để việc minh bạch tài sản được TTCP triển khai mạnh mẽ là phải xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm thu thập, quản lý và tổng hợp thông tin về kê khai, minh bạch tài sản trên toàn quốc. Thời gian qua, TTCP đã tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu về minh bạch tài sản, thu nhập với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh - thành.

Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, cho biết đề án nhằm mục tiêu sửa đổi chính sách pháp luật về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Theo dự thảo lần này, khi hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng thì đối tượng phải kê khai với kỳ kê khai, loại tài sản kê khai được xác định là loại thông tin động, có thể thay đổi linh hoạt theo yêu cầu của pháp luật hiện hành. Trong khi hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng sẽ mặc định là cán bộ, công chức, viên chức.

TTCP cho rằng gắn liền với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thì sắp tới đây khi cơ sở dữ liệu về minh bạch tài sản thu nhập hoàn thiện thì sẽ được kết nối với thông tin dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức như kết nối về hệ thống thuế, dữ liệu đất đai và thông tin quản lý tài sản.

Ông Phạm Trọng Đạt khẳng định thời gian tới, chắc chắn việc kê khai, minh bạch tài sản được đổi mới; xem xét, chỉnh sửa lại đối tượng kê khai, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm hơn.

“Đã kê khai thì phải quản lý, giám sát được kê khai. Tất cả các trường hợp kê khai đều phải thẩm định, xác minh để theo dõi, giám sát mới đánh giá được người ta kê khai có đúng không, có trung thực không” - ông Đạt đúc kết.

Chưa có chế tài đủ mạnh

Cục Chống tham nhũng cho rằng hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến kê khai tài sản còn chưa thực sự hoàn thiện, chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp sai phạm liên quan đến hoạt động kê khai tài sản của cán bộ, công chức. Ông Phạm Trọng Đạt nhấn mạnh: “Hệ thống hiện nay chưa xem việc công khai, minh bạch bảng kê khai là biện pháp nhằm hạn chế các sai phạm trong kê khai. Việc xác minh còn mang tính thụ động, chưa kịp thời. Bộ máy thực hiện kiểm tra, xác minh chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo