Phóng viên: Tại phiên chất vấn của kỳ họp này có nhiều vị “tư lệnh” lĩnh vực không “nóng bỏng”, còn những vấn đề bức xúc như y tế, oan sai do tố tụng, trách nhiệm trong mặt trái của thủy điện… lại không phải đăng đàn. Ông thấy thế nào, thưa ông?
Vậy theo ông, việc chọn bộ trưởng, trưởng ngành ra trả lời chất vấn thì cần căn cứ vào yếu tố nào?
- Tốt nhất là căn cứ vào tình hình thực tế của đời sống xã hội hiện nay đang bức xúc, “nóng” vấn đề gì thì từ đó chọn các vị trưởng ngành, bộ trưởng ra giải trình và trả lời chất vấn. Sau đó, các ĐB căn cứ vào danh sách này để chọn ra người trả lời chất vấn.
Tôi chia sẻ với những vị “tư lệnh” chỉ huy những vấn đề “nóng” sẽ phải đăng đàn nhiều nhưng đó là việc cần thiết, còn nếu theo cách luân phiên cho ai cũng phải đăng đàn là không nên. Cụ thể, lần này chỉ có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát là trả lời chất vấn lại, còn 3 vị nữa thì là lần đầu. Nói thực, không phải lĩnh vực đó đã làm tốt nhưng các vấn đề do những vị bộ trưởng này phụ trách không nảy sinh nhiều vấn đề trong xã hội, không quá bức xúc; sự tác động đối với số đông, đại bộ phận dân chúng không quá lớn. Thậm chí nhiều vấn đề của các bộ “nhẹ” này không nhất thiết phải chất vấn tại hội trường mà có thể bằng hình thức khác như văn bản hay tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH.
Việc chất vấn tại hội trường sẽ như một sức ép?
- Về pháp lý, chất vấn ở hội trường hay bằng văn bản là như nhau nhưng đúng là chất vấn tại hội trường sẽ được nhiều người dân, ĐB theo dõi, đồng thời giám sát việc thực hiện.
Cá nhân ông muốn chất vấn bộ trưởng nào?
- Tôi muốn chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Công Thương. Rất thông cảm với Bộ trưởng Bộ Y tế khi tôi muốn được trả lời chất vấn nhưng phải nói thẳng lĩnh vực này hiện quá “nóng”. Dù đã phân cấp quản lý nhưng hàng loạt những vụ việc về y đức, thiếu trách nhiệm, tiêu cực của cán bộ ngành y vừa qua là có trách nhiệm của người đứng đầu. Còn với Bộ trưởng Bộ Công Thương, tôi muốn hỏi về nạn buôn lậu đang từng ngày phá hỏng sản xuất trong nước. Ví dụ điển hình là thuốc lá lậu chiếm tới 85% lượng thuốc lá tiêu thụ trên cả nước. Đấy là chưa kể các mặt hàng khác.
Việc để thủy điện “nở rộ” rồi loại bỏ trên 400 dự án cho thấy sự buông lỏng và lãng phí quá lớn mà tại phiên thảo luận về quy hoạch thủy điện vừa qua, xem ra người đứng đầu ngành chưa nhận rõ trách nhiệm của ngành mình?
4 vị bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn, gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông; Chánh án TAND Tối cao. |
Bình luận (0)