xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Băn khoăn với “người dưới 18 tuổi là trẻ em”

Phương Nhung - Nguyễn Quyết

Các đại biểu Quốc hội băn khoăn việc nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi có hợp lý với thực tế, nhất là các vấn đề về sức khỏe sinh sản, tình hình phạm tội…

Sáng 13-11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (sửa đổi).

Trưởng thành lắm rồi!

Đại biểu (ĐB) Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM) băn khoăn việc nâng tuổi trẻ em lên mức dưới 18 tuổi liệu có khả thi khi các tập tục tảo hôn ở khu vực miền núi vẫn còn, trong khi để thay đổi tập tục thì không phải ngày một ngày hai.

“Xây dựng luật không có lộ trình, biện pháp áp dụng trong cuộc sống mà chỉ để trang trí thì xây làm gì, đôi khi còn bị chế giễu! Chúng ta nói đùa với nhau là viện nhi sắp tới phải thành lập khoa sản nếu nâng tuổi trẻ em lên dưới 18. Cái này hiện đã là nguy cơ rồi bởi các em gái 16, 17 tuổi, thậm chí nhỏ hơn, đã mang thai” - ĐB Phong Lan nói.

 

ĐB Phạm Khánh Phong Lan tỏ ra sốt ruột với vấn đề dinh dưỡng của trẻ emẢnh: PHƯƠNG NHUNG
ĐB Phạm Khánh Phong Lan tỏ ra sốt ruột với vấn đề dinh dưỡng của trẻ emẢnh: PHƯƠNG NHUNG

 

Về mặt hình sự, ĐB Lan cũng băn khoăn với những trường hợp vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng. “Vi phạm xong mới lôi cái cớ ra là chưa thành niên. Các nước khác có thể tuổi vị thành niên là 18 nhưng nếu phạm tội trong tuổi từ 16-18 thì vẫn chờ đủ 18 tuổi để xử đúng khung hình phạt, không nương nhẹ. Chúng ta có thể nghiên cứu mô hình tòa trẻ em hoặc hình thức như thế nào đó trong thời gian chuyển tiếp” - ĐB Lan đề xuất.

ĐB Võ Thị Dung (TP HCM) đặt câu hỏi: “Nâng tuổi là phù hợp nhưng với thực tế xã hội thì điều này hợp lý chưa? Theo tôi, về tâm sinh lý, các cháu ở độ tuổi 16-18 đã trưởng thành lắm rồi, tất nhiên sẽ có sự khác nhau giữa vùng miền, khu vực. Đề nghị có nhiều thông tin nghiên cứu khoa học toàn diện hơn nữa về phát triển tâm sinh lý, đối chiếu luật hiện hành để có cơ sở thuyết phục khi quyết định nâng độ tuổi trẻ em” - ĐB Dung đề nghị.

Theo ĐB Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh), nếu nâng tuổi thì phải có chương riêng về nghĩa vụ của trẻ em trên 16 tuổi. Bản thân các cháu đã hình thành về mặt thể chất, tương đối trưởng thành về năng lực, hành vi trí tuệ... cần phải thể hiện thêm trách nhiệm với gia đình, xã hội, bản thân.

Luật có bảo vệ được trẻ em?

ĐB Võ Thị Dung cho rằng luật này quan trọng phải tập trung bảo vệ đầy đủ quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền được chăm sóc, học hành, phát triển giống nòi.

“Hiện vấn đề chăm sóc trẻ em đã tệ hại rồi, việc bảo vệ trẻ em còn tệ hơn nữa. Nhan nhản các cháu mới 2-3 tuổi đi xin ăn về nuôi người lớn, luật pháp có nhưng ai xử đâu? Nói bảo vệ trẻ em mà chênh lệch giàu nghèo như hiện nay, trẻ em ở các vùng núi như Hà Giang chẳng hạn, chúng tôi thấy các cháu 10-11 tuổi mà chiều cao, thể trạng không bằng cháu lớp 1 ở đô thị” - ĐB Dung chỉ rõ.

ĐB Phạm Khánh Phong Lan cũng tỏ ra sốt ruột với vấn đề dinh dưỡng của trẻ em. Theo bà, nước Anh cách đây cả thế kỷ đã có chương trình sữa học đường, hễ đến lớp là được 1 ly sữa. Phải xem các nước mỗi năm cải thiện nòi giống thế nào, tăng chiều cao bao nhiêu? Còn ta thì đúng là đô thị có tình trạng béo phì nhưng ở vùng quê, trẻ em rất còi cọc. Vì thế, chúng ta không thể quy định một câu nhỏ nhẹ rồi cho qua. Cần có chương trình dinh dưỡng cải tạo nòi giống, tạo điều kiện vào đời cho các em một cách bình đẳng.

Theo ĐB Trần Du Lịch (TP HCM), cần làm rõ mục tiêu mà dự luật đề ra là sẽ có chính sách gì để giải quyết hàng loạt vấn đề thực tế đang đặt ra với trẻ em, như: suy dinh dưỡng, bạo hành, lạm dụng lao động... Nói một vấn đề cụ thể là bạo hành trẻ em, cần quy định rõ từng hành vi bị cấm và đối chiếu với Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) sắp được Quốc hội thông qua, xử phạt vi phạm hành chính thì chế tài thế nào?

ĐB - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) cho rằng cần đưa vào luật cả quy định bảo vệ sự sống và sức khỏe. Trong đó, từ “sự sống” phải đặt trước “sức khỏe”. “Có những nơi có tập tục mẹ chết thì chôn luôn con nên phải bảo vệ sự sống trẻ em” - ĐB Thích Bảo Nghiêm dẫn chứng.

 

Sửa phải đồng bộ

ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP HCM) băn khoăn khi dự thảo quy định trẻ em là dưới 18 tuổi nhưng về hành vi với độ tuổi liên quan thì có một số luật điều chỉnh, một số luật không. Ví dụ, Bộ Luật Hình sự trước đây quy định quan hệ tình dục với người từ 16-18 tuổi là phạm tội giao cấu với người chưa thành niên nhưng nay không quy định trách nhiệm hình sự nữa.

“Dự thảo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định 18 tuổi mới hết là trẻ em thì lạ quá! Nếu quy định như thế thì cần bàn với ban soạn thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) để sửa lại quy định liên quan cho phù hợp” - ĐB Ánh nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo