Quốc hội (QH) đã dành cả ngày 27-5 để thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009, tình hình thực hiện 4 tháng đầu năm 2010.
để dự báo khả năng vay - trả từ nay đến năm 2020. Ảnh: Thế Dũng
“Cơ cấu nợ như vậy khá bền vững, nằm trong tầm kiểm soát, không có nợ quá hạn. Vì thế, VN được đánh giá là không nằm trong diện mang gánh nặng nợ công”- Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.
ĐB Trần Hồng Việt (Hậu Giang) cho rằng ICOR ở khu vực Nhà nước lên đến hơn 10 là mức cao nhất so với thế giới. Đáng lo ngại là đã xuất hiện dấu hiệu buông lỏng quản lý, vượt tầm kiểm soát trong việc sử dụng nguồn ngân sách và đầu tư công.
Hiện trạng này đã kéo dài từ nhiều năm chưa khắc phục được. Từ thực tế đó, nhiều ĐBQH đặt vấn đề Chính phủ cần gấp rút trình đề án tái cơ cấu kinh tế để giải quyết được những tồn tại, yếu kém hiện nay và đạt được sự phát triển bền vững cho những năm sau.
Tuy hiện tượng này chỉ xảy ra ở một bộ phận nhỏ trong xã hội nhưng đi ngược lại truyền thống đạo đức, rất đáng báo động, nếu để lan rộng rất nguy hiểm.
ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) cho rằng Chính phủ cần bỏ chữ “nhiều” và chữ “tích cực” trong câu “giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, có bước phát triển tích cực” vì không đúng thực tế.
“EVN giải thích “hồn nhiên” thiếu điện thì phải cắt mà không hình dung hậu quả. Chống thiếu điện, cần dùng biện pháp giảm độc quyền sẽ tốt hơn biện pháp ngắt cầu dao” - ĐB Lê Như Tiến thẳng thắn.
Xây dựng chiến lược nợ mới Trước lo ngại của nhiều ĐBQH với các khoản nợ quốc gia đã gần chạm ngưỡng nguy hiểm, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhận xét: “Đúng là nợ quốc gia của một số nước phát triển đang diễn biến xấu. Ta cũng phải đề phòng rủi ro này. Chính phủ các nước luôn đưa ra hệ số an toàn và hệ số này phải phù hợp với điều kiện “sức khỏe” của từng nước, với VN thì khoảng 50% GDP. Chính phủ đã đề phòng rồi, nợ quốc gia của ta chủ yếu là nợ ODA và dài hạn là chính. Vay ODA có thời hạn trả kéo dài 30-40 năm, khi đó nền kinh tế quốc gia phát triển và có khả năng trả nợ. Trong năm nay, Chính phủ sẽ tính toán để xây dựng một chiến lược nợ mới”.
Theo Phó Thủ tướng, các “siêu dự án” như đường sắt cao tốc Bắc
Phó Thủ tướng chia sẻ với ý kiến lo ngại rằng trong việc vay nợ tới đây để đầu tư cho các “siêu dự án”, nền kinh tế VN không còn ở trình độ phát triển thấp nên điều kiện vay ODA sẽ khắt khe hơn, lãi suất cao hơn, thời hạn trả nợ ngắn hơn. “Chính phủ sẽ phải cơ cấu lại các khoản nợ dài, nợ ODA, tài trợ kỹ thuật, nợ mang tính chất tín dụng để bảo đảm an toàn” - Phó Thủ tướng khẳng định.
T.Dũng |
Đại biểu quốc hội lên tiếng
Háo danh, nhố nhăng Lễ hội trước hết là văn hóa, tâm linh nhưng chúng ta đã để nó biến tướng ra sao? Người ta đem tiến cúng cho Quốc tổ Hùng Vương những gì? Năm trước là chiếc bánh chưng khổng lồ, năm nay là chai rượu to tướng. Sự háo danh còn tiếp tục với những chiêu thức gì nữa? Còn bao nhiêu trò nhố nhăng, dung tục khác đã phô bày ra trong lễ hội. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? ĐB Lê Văn Tâm (TP Cần Thơ): Không công bằng Có một đoạn đường chỉ dài 547 m nhưng Nhà nước đầu tư 642 tỉ đồng để mở rộng, báo chí gọi là con đường đắt nhất hành tinh. Cần Thơ chúng tôi chỉ bỏ ra 10 tỉ đồng ngân sách, nhân dân bỏ ra thêm 60% thì làm được 120 km đường. Như vậy, với một đoạn đường 547 m kia thì chúng tôi làm được 8.000 km đường cho bà con đi lại. Tôi nghĩ đầu tư như thế là không công bằng. Chúng ta cũng thấy có nhiều chuyện rất đau lòng, có nơi người dân đi lại bằng đu dây từ bên này sang bên kia sông. Chính phủ nên rà soát lại để đầu tư có cân đối giữa đô thị và nông thôn. Nếu không, đô thị và nông thôn không thể xích lại gần nhau và cảnh phân hóa giàu - nghèo là mãi mãi. ĐB Danh Út (Kiên Giang): Nông dân lo thắt lòng Niềm vui trúng mùa đầu năm của nông dân ĐBSCL vừa bừng lên đã nhanh chóng đổi thành nỗi lo thắt lòng. Nông dân đang phải đối mặt với áp lực các mặt hàng nông sản sụt giảm mạnh. Cách tính giá thành của hạt lúa vừa qua của các cơ quan chức năng chưa đúng, chưa đủ; chỉ tính chi phí vật chất, chưa tính đầy đủ chi phí từ đất để tạo ra hạt lúa và công lao động. Nếu tính thêm tiền thuê đất thì với giá mua lúa hiện nay do Chính phủ ấn định, nông dân không lãi, thậm chí lỗ. Muốn để người trồng lúa có lãi 30% thì Chính phủ nên tính lại giá sàn cụ thể. ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị): Quá nhiều “tặc” mới Chúng ta từng nghe về hải tặc, lâm tặc, nay xuất hiện thêm nhiều “tặc” mới, như: vàng tặc, thiếc tặc, quặng tặc, than tặc, đá tặc, cát tặc, titan tặc... Chúng ta không khỏi giật mình khi cơ quan điều tra công bố tổn thất, lãng phí trong khai thác than hầm lò là 40%-60%, apatit là 26%-43%, quặng kim loại 15%-30%, dầu khí lên đến gần 50%... Sự thất thoát, lãng phí này làm mất đi hàng trăm tỉ đồng ngân sách Nhà nước. Phạm Dương ghi |
Bình luận (0)