xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bauxite Tây Nguyên lỗ “khủng”?

Nhóm phóng viên

Theo tính toán của chuyên gia, trong năm 2015, 2 nhà máy bauxite Nhân Cơ và Tân Rai lỗ khoảng 37,4 triệu USD

Ngày 28-3, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature) tổ chức tọa đàm về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. Buổi tọa đàm bất ngờ được hâm nóng bởi một nghiên cứu chỉ rõ những sai lầm ở dự án này của một “cựu binh” Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin - chủ đầu tư dự án khai thác bauxite Tây Nguyên).

Quá nhiều bất thường

Người cất công nghiên cứu dự án này là TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc New Technology Solutions Vietnam, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin.

Một góc Nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Đắk NôngẢnh: Cao Nguyên

Một góc Nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Đắk Nông Ảnh: Cao Nguyên

Ông Sơn cho biết nhà thầu Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite chứa diaspore có hàm lượng Al2O3 tới 84,98% (đứng thứ 2 chỉ sau corundum), trong khi bauxite Tây Nguyên thuộc loại chứa gibbsite có hàm lượng Al2O3 65,4% (đứng thứ 5). Nói cách khác, nhà thầu chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ loại bauxite dễ làm hơn (hàm lượng Al2O3 cao hơn) so với bauxite Tây Nguyên. “Kết quả xem xét các thông số thiết kế trên đây cho thấy nhà thầu chưa có kinh nghiệm về gibbsite. Như vậy, theo Luật Đấu thầu, lẽ ra nhà thầu Trung Quốc bị loại ra ngay từ bước xét thầu đầu tiên theo tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu” - ông Sơn thẳng thắn.

Theo ông Sơn, kể cả phân xưởng tuyển rửa quặng bauxite nguyên khai do các nhà thầu Việt Nam thực hiện cũng mắc sai lầm khi “copy-paste” công nghệ của Trung Quốc, vốn chỉ phù hợp với loại bauxite có trọng lượng riêng (specific gravity) dễ tuyển (=3,4 tấn/m3). Trong khi đó, bauxite của Tây Nguyên có trọng lượng riêng nhỏ (<2,3 tấn/m3) thuộc loại khó tuyển hơn nhiều. Thực tế cho thấy Vinacomin đã phải “đánh vật” với phân xưởng tuyển và chỉ khắc phục được nhờ có ý kiến của các chuyên gia tư vấn bên thứ 3 (Ấn Độ). “Thực ra, Vinacomin không cần thiết phải cậy nhờ chuyên gia nước ngoài để xử lý nếu chỉ cần khiêm tốn hỏi người nhà” - ông Sơn chia sẻ.

Nội dung đáng chú ý khác, theo ông Sơn, alumina là một dự án mới, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, điều kiện triển khai phức tạp. Để chọn được đối tác triển khai dự án có hiệu quả, chủ đầu tư phải chuẩn bị rất kỹ “đầu bài” (thuê các cơ quan tư vấn có kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ mời thầu); có kinh nghiệm tổ chức đấu thầu; kinh nghiệm và trình độ giám sát nhà thầu, mà việc này ở Việt Nam đến nay không có bất kỳ cơ quan tư vấn nào đáp ứng được. “Vinacomin đã không chọn các nhà thầu tư vấn có kinh nghiệm mà chỉ chọn tư vấn theo tiêu chí “nội lực” và tiêu chí “đang không có việc làm”. Về mặt luật pháp, việc chủ đầu tư bỏ qua giai đoạn đấu thầu quốc tế rộng rãi để chọn nhà thầu tư vấn là sai lầm không thể chấp nhận” - ông Sơn nhấn mạnh.

Sập bẫy giá thầu rẻ

Đưa ra hàng loạt “con số biết nói”, ông Nguyễn Thành Sơn “bóc tách” phụ lục trong hợp đồng EPC số 1/TKV-CHALIECO ký giữa Vinacomin và nhà thầu Chalieco ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai. Phụ lục này ghi rõ cam kết của nhà thầu chỉ có 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của Vinacomin. Với giá trị 20.000 tấn/năm, tính theo mức đầu tư bình quân 1.000 USD/tấn thì mức thiệt hại lên tới 20 triệu USD; doanh thu hằng năm giảm khoảng 5 triệu USD.

Theo công bố của Vinacomin, năm 2015, cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ sản xuất được 660.000 tấn, tổng doanh thu trên 4.900 tỉ đồng; giá bán khoảng 7,4 triệu đồng/tấn, tức 346 USD/tấn. Ông Sơn tính toán: “Cứ cho chi phí từ năm 2013 không tăng, chỉ cộng thêm chi phí vận tải, khấu hao thì giá thành phải là 8,6 triệu đồng/tấn, khoảng 403 USD/tấn, lỗ 56,7 USD/tấn. Nếu công suất đạt thấp hơn thì lỗ sẽ lớn hơn. Như vậy, tổng lỗ năm 2015 nếu sản xuất đủ 660.000 tấn sẽ khoảng 37,4 triệu USD”.

Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng Ban Alumin Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng nhà thầu Trung Quốc chào giá thấp nhưng khi được chọn, ký hợp đồng thì giá hợp đồng lại tăng lên. “Nguyên Chủ tịch Vinacomin, ông Đoàn Văn Kiển, từng giải thích giá bỏ thầu của nhà thầu chưa tính đến thiết bị dự phòng. Đây mới chính là bẫy của nhà thầu” - ông Ban nói.

img

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo