xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bị động trước “nhân” tai

Thu Sương

Do thiếu thông tin và số liệu đầu vào, Việt Nam chưa thể đưa ra biện pháp thích hợp và chủ động để ứng phó với tình hình khốc liệt của thời tiết

Theo ThS Kỷ Quang Vinh, Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu (BĐKH) Cần Thơ, thời tiết cực đoan tại ĐBSCL là do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu. Trái đất đang bước vào chu kỳ nóng 400.000 năm có một lần. Quá trình nóng ấy tăng dần trong 1.000 năm nhưng từ khi con người bắt đầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì rút ngắn còn khoảng 200 năm.

Biển lấn sông

Số liệu đo đạc từ Văn phòng BĐKH Cần Thơ ghi nhận vào năm 2010 cho thấy mặn cách bến Ninh Kiều (TP Cần Thơ) 10 km nhưng hiện tại, độ mặn đo được tại cảng Cái Cui là 2‰. Tốc độ xâm nhập mặn chóng vánh như thế một phần do nước biển dâng, lượng nước thượng nguồn về ít không đủ đẩy mặn nhưng theo ông Vinh, nguyên nhân chính là do ĐBSCL đang lún nhanh (nước biển dâng chỉ 4 mm/năm nhưng lún từ 1-2 cm/năm). Gốc rễ của hiện tượng lún đất này chính là vấn nạn khai thác nước ngầm vô tội vạ đã tạo ra những lỗ hổng trong lòng đất. Thế nhưng, vấn đề lún tại ĐBSCL lại chưa được đề cập trong kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.

 

Hệ thống thủy điện bố trí dày đặc trên thượng nguồn sông Mê Kông
Hệ thống thủy điện bố trí dày đặc trên thượng nguồn sông Mê Kông

 

“Đó là một thiếu sót! Kịch bản cũng đưa ra dự đoán nhiệt độ tại ĐBSCL sẽ tăng từ 2-3 độ C trong vòng 100 năm nhưng thực tế thì trong 35 năm qua, nhiệt độ đã tăng 0,8 độ C và nhiệt độ ban đêm tăng nhanh hơn ban ngày. Điều đó sẽ dẫn đến việc cây cối tiêu thụ năng lượng nhiều hơn vào ban đêm để tự làm mát và năng suất cây trồng sẽ giảm sút.

Tôi thấy kịch bản hầu hết dựa vào mô hình tính toán mà thiếu số liệu đo đạc, khảo sát trong thực tế nên các giải pháp đưa ra chưa chính xác và đầy đủ. Trong khi đó, BĐKH ngày càng phức tạp và khó đoán. Hiện ĐBSCL đang hạn hán nhưng biết đâu cuối năm lại xảy ra một trận lũ lớn. Năm 2010, chúng ta gặp một trận hạn trong lịch sử 80 năm nhưng năm 2011 cũng có một trận ngập sâu lịch sử đấy thôi!” - ông Vinh cảnh báo.

Trung Quốc thâu tóm nguồn nước

Bên cạnh BĐKH, theo các chuyên gia, mối họa mà ĐBSCL đang gánh còn bị trầm trọng hóa bởi các công trình dòng chính sông Mê Kông.

TS Dương Văn Ni, ĐH Cần Thơ, cho biết 6 thủy điện trên lãnh thổ Trung Quốc giữ phần lớn lượng nước sông Mê Kông trong mùa khô để tích nước phát điện và phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt của Trung Quốc, nhất là 2 đập Mãn Loan và Nọa Trác Độ bắt đầu tích nước năm 2012. Hai đập này có dung tích hàng tỉ mét khối và dự kiến tích nước trong vòng 10 năm mới phát điện nên lượng nước giữ lại thượng nguồn rất lớn. Nếu các đập này điều tiết tốt và không giữ quá nhiều nước, mùa khô tại ĐBSCL có thể thiếu hụt nước so với các năm nhưng ít thôi, tình hình thiên tai cũng không khốc liệt như hiện nay.

Đại họa của ĐBSCL sẽ không dừng lại ở đây vì Trung Quốc đang triển khai dự án chuyển nước từ dòng chính sông Mê Kông về Bắc Kinh với tổng giá trị đầu tư lên đến 62 tỉ USD. Ông Vinh cho rằng với số tiền ấy, Trung Quốc dư khả năng đầu tư các nhà máy lọc nước mặn sang nước ngọt hay một số hệ thống xử lý nước khác nhưng họ chọn cách thâu tóm nguồn nước của các quốc gia ở hạ lưu.

Thái Lan cũng đang thực hiện các dự án chuyển nước khá hoành tráng. Để chống hạn hán, 3 máy bơm với công suất 36.000 m3/giây được trang bị để bơm nước từ sông Mê Kông vào các sông nhánh của Thái Lan.

Thái Lan cũng khôi phục lại dự án xây đê, nắn dòng sông Mê Kông, dẫn nước vào vùng Đông Bắc Thái Lan. Dự án này từng bị cộng đồng quốc tế lên án vì những tác hại khôn lường về sinh thái, địa hình địa mạo dòng sông... nên Chính phủ Thái Lan đã tạm dừng một thời gian dài.

Trong tương lai, nếu các đập dòng chính sông Mê Kông phía Trung Quốc và 11 đập thủy điện ở hạ nguồn được triển khai, những thiệt hại xảy ra cho vùng hạ lưu không có cách gì để bù đắp.

Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH (ĐH Cần Thơ), hiện việc xây dựng một kế hoạch ứng phó dài lâu và căn cơ vẫn chưa thể thực hiện vì thiếu số liệu đầu vào. “Chúng ta đang mò trong bóng tối vì phía Trung Quốc không cung cấp số liệu liên quan đến việc vận hành thủy điện và quy hoạch các công trình trên thượng nguồn cũng như không hợp tác, chia sẻ việc sử dụng nguồn nước với các nước hạ nguồn” - ông Tuấn nhận xét.

Một tương lai thiếu nước và xâm nhập mặn sâu có thể dễ dàng nhìn thấy tại ĐBSCL. Vì thế, theo các chuyên gia, giải pháp có thể và bắt buộc phải thực hiện ngay bây giờ là chuyển đổi cơ cấu cây trồng (ưu tiên cây lúa sẽ chuyển sang cây trồng cạn, sử dụng ít nước...), cũng như cơ cấu ngành nghề (từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy hải sản...). Bên cạnh đó, cần tìm các nguồn nước bổ sung như tái chế nước thải, trữ nước mưa và nước lũ dùng cho mùa mưa... Đặc biệt, cần hạn chế khai thác nước ngầm ngay từ lúc này để hạn chế lún đất.

 

Yêu cầu Trung Quốc  xả nước trên sông Mê Kông

Chỉ đạo tại cuộc họp với các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL ngày 7-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Ngoại giao, Ủy hội sông Mê Kông Việt Nam gấp rút làm công hàm đề nghị Trung Quốc xả nước trên sông Mê Kông, sau đó tại hội nghị về sông Mê Kông - Lang Thương sắp tới, Việt Nam sẽ chính thức công khai việc này.        

 C.Linh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo