xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bia Thủy Môn Đình- bản hùng ca đất nước

Nguyễn Phúc Giác Hải

LTS: Sau khi Báo NLĐ số 2674 (phát hành ngày 22-3) đăng bài Người đi tìm quốc hiệu Việt Nam, một số bạn đọc đã gọi điện đến tòa soạn, muốn biết thêm chi tiết về tấm bia biên giới Thủy Môn Đình, trong đó ngoài hai chữ Việt Nam còn nói đến “Trấn Bắc ải quan”. Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải, người đã tìm ra tấm bia này, đã có bài viết riêng cho Báo NLĐ

. Ước mơ:

Tôi hy vọng một ngày không xa, nhân dân thủ đô cũng như cả nước sẽ được nhìn thấy tận mắt tấm bia Thủy Môn Đình trong Viện Bảo tàng Lịch sử.

Tháng 4-1991, sau khi chúng tôi đăng bài Tên gọi Việt Nam có tự bao giờ? trên tạp chí Người đại biểu nhân dân trong đó nói là đã tìm thấy một số bia cổ từ thế kỷ 16 có hai chữ Việt Nam cho thấy tên gọi này không phải đến thời Nguyễn (1804) mới có. Tôi đã nhận được một nguồn tin cho biết thêm, ở biên giới Đồng Đăng (Lạng Sơn) cũng có một tấm bia, tuy niên đại muộn hơn (1670), có hai chữ Việt Nam. Người cho biết thông tin này là một chuyên viên của Bộ Ngoại giao. Ông cho biết, năm 1971, nhân dịp từ Nam Ninh về công tác ở Đồng Đăng, trong lúc cao bước ngắm phong cảnh Đồng Đăng, ông bất chợt phát hiện một tấm bia đá trong bụi rậm trên đồi, bên đường Quốc lộ 1 (phía Bắc) đi vào Đồng Đăng. Bia có tên Thủy Môn Đình, dựng năm Cảnh Trị bát niên (tức năm 1670), trên bia có bài Minh ghi rõ “Việt Nam hầu thiệt. Trấn Bắc ải quan”. Tôi có gặp ông để hỏi thêm chi tiết thì ông nói rằng trước đây ông không chú ý lắm tới hai chữ Việt Nam vì nghĩ rằng đó là tên nước đã có từ lâu, nhưng khi đọc bài viết của tôi, ông đã nhớ lại tấm bia này. Ông cũng nói là 20 năm qua, do cuộc chiến tranh biên giới, không rõ tấm bia này có còn không. Tôi đã đề nghị ông bố trí thời gian đi cùng lên biên giới nhưng ông tỏ ý rất tiếc vì phải đi công tác nước ngoài ngay.

Tấm bia nơi quan ải.- Nhận thấy đây là tấm bia có tầm quan trọng đặc biệt, tôi đã trao đổi với nhà sử học Dương Trung Quốc, lúc đó là Viện Phó Viện Sử học. Anh Quốc giới thiệu với tôi anh Nguyễn Minh Tường. Ngoài ra, tôi có mời thêm anh Hoàng Giáp, chuyên viên Viện Hán Nôm, chúng tôi  cùng đi Lạng Sơn. Bia được tìm thấy khá dày dặn, có bệ, cao hơn đầu người. Khi được phát hiện, bia nằm giấu kín trong đám bụi cây. Mặt lưng bia có ba chữ Thủy Môn Đình rất to. Thủy Môn Đình do quan Đô Tổng binh, Bắc quân Đô đốc phủ Lạng Sơn Nguyễn Đình Lộc soạn năm Cảnh Trị bách niên dưới thời Lê Trịnh. Mở đầu bia viết đại ý “ta nhờ tổ tông tích thiện, nên từ lúc còn trẻ đã được theo vua giết giặc lập công, được phong chức giữ nơi bờ cõi, cửa ngõ của sự bang giao, nơi hai nước có sứ giả đi lại và văn thư giao dịch. Nhờ gặp thời Hoàng Lê thịnh trị, vạn đẹp của Chúa, thu phục được “bát man”, được giao trọng  trách trông giữ miền quan ải, trách nhiệm nặng nề, vì thế lập bia để con cháu trông gương mà bắt chước, báo đền ơn vua, lộc nước”.

Ở giữa bia có một bài Minh, tức là bài tóm tắt chủ ý của bia dưới dạng câu ngắn có vần: “Việt Nam hầu thiệt. Trấn Bắc ải quan. Thạch bích hoàn vũ. Uyên quân giới phiên. Đồng Đăng linh ấp”. Có nghĩa: Đây là cửa ngõ và yết hầu của nước Việt Nam, là ải quan trấn giữ phương Bắc. Vách đá giữa trời đất, quận sâu nơi biên giới. Ấp thiêng xứ Đồng Đăng.

Sự có mặt của hai chữ Việt Nam trong tấm bia biên giới có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì vị trí tấm bia này chỉ cách ải Nam Quan (nay là cửa quan Hữu Nghị) có 2 km. Nó lại dựng lên bởi “Bắc quân Đô đốc xứ Lạng Sơn” nên tấm bia có ý nghĩa hành chính rõ rệt. Như vậy từ hơn 3 thế kỷ trước đây, tên gọi Việt Nam đã chính thức  nằm trên tấm bia hiên ngang nơi quan ải.

Từ  “Trấn Nam quan” đến “trấn Bắc ải quan”.- Những dòng đầu tiên của bài Minh trong Thủy Môn Đình viết “Việt Nam hầu thiệt. Trấn Bắc ải quan” (có nghĩa: Đây là cửa ngõ và yết hầu của nước Việt Nam, và là ải quan trấn giữ phương Bắc).

Từ trước đến nay, phương Bắc vẫn coi nước ta là một nước bị thần phục và dùng tên gọi “Trấn Nam quan” để “trấn” ta. Ở tấm bia này cho thấy, Nguyễn Đình Lộc cũng “trấn lại” bên kia với tên gọi “Trấn Bắc ải quan”. Là một người được quyền “phụ tử thế truyền” coi giữ miền quan ải, Nguyễn Đình Lộc có quyền và tự cho mình có quyền đặt cho quan ải mình coi giữ, một cách chính thức hoặc không chính thức, cái tên Trấn Bắc ải quan. Rất tiếc, tên gọi này chưa một lần được ghi trong chính sử. Và qua đó người ta cũng thấy, không phải cuốn sử chính thống nào cũng là tất cả sự thật lịch sử của một dân tộc.

Một bản anh hùng ca.- Bia Thủy Môn Đình không chỉ dừng lại ở đó. Ngoài tên gọi Việt Nam, bia Thủy Môn Đình còn có một đôi câu đối khá đặc biệt nằm dọc hai bên bia: “An trấn Thủy Môn Đình, đình tiền thủy lục. Tỏa thược Thiên Nam giới, giới hạn thiên thư”. (Giữ yên đình Thủy Môn, trước đình có đường thủy, đường bộ. Khóa chặt cõi trời Nam để giới hạn ranh giới bầu trời). Như thế có nghĩa nó không chỉ khẳng định địa giới mà cách đây hơn 300 năm còn xác định cả không phận của đất nước.

Chính vì thế mà trong bức thư đề ngày 28-8-1992 gửi đến Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Bộ VHTT, tôi có đề nghị cần có biện pháp bảo vệ tấm bia Thủy Môn Đình cùng một số tấm bia khác có danh xưng Việt Nam. Riêng bia Thủy Môn Đình cần đưa về giữ ở Viện Bảo tàng quốc gia. Tại Công văn 2816 ngày 7-9-1992, GS Lưu Trần Tiêu, lúc đó là Vụ trưởng Vụ Bảo tồn Bảo tàng, nay là Thứ trưởng Bộ VHTT đã ghi nhận vấn đề trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo