xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bịt chặt hơn “lỗ rò”

TS Nguyễn Minh Phong

Dự thảo nghị định ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Bộ Tài chính công bố để lấy ý kiến.

Điểm tích cực của dự thảo là hạn chế bớt một số lĩnh vực và đầu tư ngoài ngành không cần thiết theo chức năng và nhiệm vụ chính trị của EVN, cũng như trên thực tế có tính rủi ro kinh doanh cao.

Tuy nhiên, dự thảo vẫn còn khá “lỏng lẻo” đối với đầu tư ngoài ngành của EVN, thậm chí gây ngạc nhiên vì dường như sẽ làm vô hiệu hóa chủ trương tại Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ ban hành năm 2012, nêu rõ: Từ nay đến ngày 31-12-2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải hoàn thành việc thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của nhà nước, như là một nội dung quan trọng của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) nhà nước.

Bởi theo dự thảo, EVN không chỉ còn được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định dưới các hình thức như phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu mà còn được sử dụng vốn của EVN để đầu tư ra ngoài các ngành nghề kinh doanh được quy định trong điều lệ tổ chức hoạt động của EVN, bảo đảm nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm thay đổi mục tiêu hoạt động.

Điểm đáng chú ý nữa là dự thảo cũng chưa làm rõ điều kiện và lĩnh vực mà EVN được đầu tư ra ngoài ngành chính, ngay cả nội hàm và tiêu chí thế nào là “hiệu quả”, “bảo toàn vốn”, “tăng thu nhập” và “không làm thay đổi mục tiêu hoạt động” cũng còn khá mơ hồ theo các quan niệm hiện nay. Đây là những điểm chốt để đánh giá các hoạt động, khen - chê EVN và “bắt lỗi”, chế tài các cá nhân liên quan làm EVN thua lỗ, phá sản…

Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hóa đầu tư trở thành yêu cầu và xu hướng phát triển ngày càng đậm nét của các DN và tập đoàn kinh tế trên thế giới. Nếu DN đi đúng hướng và quản lý tốt các hoạt động đầu tư này sẽ giúp DN khai thác các năng lực dư thừa, nắm bắt và phát triển cơ hội đầu tư mới và nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Tuy nhiên, nếu chệch hướng hoặc quản lý đầu tư kém, nhất là đầu tư có tính đầu cơ, chụp giựt, khai thác các cơ hội độc quyền ngắn hạn bằng vốn đi vay, trong khi thiếu cơ chế quy trách nhiệm và kiểm soát đầu tư hiệu quả thì có thể làm suy sụp hình ảnh, thương hiệu, thậm chí sự sụp đổ bản thân DN và gây ra những thiệt hại to lớn khó lường cho nền kinh tế nói chung.

Có thể nói, những hoạt động đầu tư kiểu năng động quá mức mang tính tranh thủ khai thác các cơ hội độc quyền hoặc lợi ích ngắn hạn của các DN nhà nước, nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt, kịp thời bịt chặt các “lỗ rò” thì rất dễ trở thành những “trái bom hẹn giờ” có sức công phá mạnh và gây tổn thất nặng nề cho đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay chính là bài học đắt giá và nóng hổi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo