xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bó tay với lãng phí

PHAN ĐĂNG

“Trụ sở là nơi phục vụ nhân dân chứ không phải cung điện, không phải chỗ tham quan”. Vậy mà, theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước, những trụ sở này được xây dựng một cách “lộng lẫy, xa hoa” song “phản cảm lắm”.

Phát biểu trên đây của người đứng đầu Hội đồng Dân tộc trong phiên thảo luận về việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã không chỉ làm nóng nghị trường mà cả dư luận trong nước. Nóng bởi nó làm liên tưởng tới sự tương phản của những trụ sở cơ quan công quyền uy nghi, bề thế với những ngôi trường lụp xụp, rách nát ở không ít nơi. Song điều quan trọng hơn là phát biểu đó cùng với những ý kiến khác tại diễn đàn Quốc hội đã phần nào phản ánh thực trạng bức xúc đập vào mắt người dân lâu nay là vấn nạn lãng phí. Sự lãng phí mà bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng nhận ra bằng trực giác, từ trụ sở “hoành tráng”, công trình bỏ hoang hay chậm tiến độ… cho tới hội họp, tham quan, lễ lạt, kỷ niệm…

Quả thật, lãng phí tài sản công, dù không dễ lượng hóa song lại là điều không khó để nhận thấy. Cũng trong buổi thảo luận về việc thực thi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, một vị đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang đã đưa ra con số giật mình là 865.000 tỉ đồng xây trụ sở làm việc, nhà công vụ và mua ô tô công, chi tiêu công 978.000 tỉ đồng tiền ngân sách/năm, vốn quản lý của hơn 3.000 doanh nghiệp nhà nước tới 5 triệu tỉ đồng. Chỉ cần số tài sản khổng lồ trên bị sử dụng lãng phí 1% thôi thì con số tuyệt đối đã lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng. Nói như thể để thấy sự lãng phí nếu diễn ra sẽ ghê gớm tới mức nào.

Chưa có số liệu thống kê nào cho thấy lãng phí gây thiệt hại bao nhiêu và tác hại thế nào so với tham nhũng. Một vụ việc lãng phí có thể không khiến người ta phẫn nộ, bức xúc bằng một vụ tham nhũng. Song có thể thấy rằng lãng phí gây thiệt hại cũng không phải nhỏ, nhất là với một đất nước còn nghèo, rất cần tiết kiệm nguồn lực để cải thiện điều kiện sống tối thiểu của người dân như chúng ta.

Bởi thế, lãng phí cùng với tham nhũng là hai thủ phạm làm nghèo đất nước và tăng sự bất bình của người dân. Khi bị phát hiện, đối tượng tham nhũng chịu sự trừng phạt của pháp luật. Thế nhưng, đối với lãng phí thì… bó tay. Đã có yêu cầu phải xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra lãng phí song đã có vị nào bị xử lý vì “quyết” xây trụ sở to, sử dụng xăng xe, hội họp và tham quan vô bổ…? Nếu cứ còn bó tay với lãng phí như vậy thì đất nước và người dân còn thêm nghèo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo