xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bức cung, nhục hình chủ yếu ở trại tạm giam

Phan Anh

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị cần xác định rõ hơn về mô hình hệ thống các cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam

Chiều 23-5, tiếp tục kỳ họp Quốc hội thứ 9, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tờ trình dự án Luật Tạm giữ, Tạm giam.

Chưa có quy định quyền khởi kiện của người bị tạm giữ

Tờ trình của Chính phủ cho biết tổng kết thực tiễn 16 năm thực hiện Quy chế về tạm giữ, tạm giam, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: chưa có quy định việc thăm gặp thân nhân, người bào chữa, các quyền nhân thân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tạm giữ, tạm giam…; chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh còn chưa phù hợp; chưa có quy định về chế độ đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đồng tính, người có khiếm khuyết về giới tính... Mặt khác, tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ của cá nhân, theo Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Vì vậy, xây dựng, ban hành Luật Tạm giữ, Tạm giam là cần thiết.

Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng việc bố trí quản lý giam giữ người bị kết án tử hình tại các trại tạm giam như hiện nay gây rất nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý giam giữ. Người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án, về bản chất khác với người bị tạm giam đang bị điều tra, truy tố, xét xử nên họ có địa vị pháp lý khác.

Tuy nhiên, theo tờ trình của Chính phủ, trước mắt, dự luật chưa bổ sung quy định về quyền khởi kiện của người bị tạm giữ, tạm giam và việc giải quyết khởi kiện trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam do Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định: “Quyết định giải quyết khiếu nại của viện trưởng VKSND cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật”.

 

Tổng Thư ký LHQ đến thăm Quốc hội

Chiều 23-5, lần đầu tiên, Quốc hội vinh dự đón Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon tới thăm và phát biểu trước phiên họp toàn thể.

Ông Ban Ki-moon đánh giá Việt Nam là 1 trong 8 nước thực hiện chương trình LHQ đầu tiên, hoàn thành nhiều chương trình thiên niên kỷ. Việt Nam có nhiều kinh nghiệm, nhiều người tài giỏi, ông Ban Ki-moon tin tưởng sẽ là nước dẫn đầu trong việc thực hiện mục tiêu của LHQ.

Hoan nghênh bài phát biểu của ông Ban Ki-moon, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây là sự kiện lịch sử, quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam, Quốc hội Việt Nam với LHQ. “Quốc hội và nhân dân Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để hoàn thành trách nhiệm của Việt Nam với LHQ” -  Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định.

Ph.Anh

 

Sáu bị cáo nguyên sĩ quan công an ở tỉnh Phú Yên trong vụ án dùng nhục hình dẫn đến chết nghi can tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 (ngày 7 đến 15-4)Ảnh: HỒNG ÁNH
Sáu bị cáo nguyên sĩ quan công an ở tỉnh Phú Yên trong vụ án dùng nhục hình dẫn đến chết nghi can tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 (ngày 7 đến 15-4)Ảnh: HỒNG ÁNH

 

Tách trại tạm giam, nhà tạm giữ khỏi công an địa phương

Thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng tình trạng bức cung, nhục hình đang gây bức xúc trong dư luận. Mặc dù việc bức cung, nhục hình không phải do người quản lý tạm giữ, tạm giam gây ra nhưng các vụ việc đó lại xảy ra trong nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Để bảo đảm quyền con người, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ nghiên cứu quy định ngay trong dự luật về việc thiết kế hệ thống các phòng hỏi cung, các hình thức giám sát, kiểm tra, kiểm sát việc hỏi cung, quyền giám sát việc hỏi cung của người quản lý tạm giữ, tạm giam; việc kiểm tra sức khỏe người bị tạm giữ, tạm giam trước và sau trích xuất; trách nhiệm của nhà tạm giữ, trại tạm giam khi có bức cung, nhục hình trong giai đoạn tạm giữ, tạm giam.

Đặc biệt, nhiều ý kiến trong Ủy ban Tư pháp kiến nghị cần xác định rõ hơn về mô hình hệ thống các cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam. Đây là vấn đề chưa được đề cập rõ trong tờ trình cũng như trong dự án luật này. “Mô hình đó phải bảo đảm tính minh bạch, khách quan, độc lập về mặt tổ chức, quản lý cán bộ với cơ quan điều tra; tránh tình trạng điều tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với người bị tạm giữ, tạm giam như vừa qua” - ông Hiện nhấn mạnh.

Theo Ủy ban Tư pháp, mô hình này tổ chức quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ theo hệ thống dọc do Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an quản lý, bảo đảm minh bạch, rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và cơ quan điều tra; nhất là bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, sự tôn trọng về nhân phẩm, danh dự của người bị tạm giữ, tạm giam.

Bên cạnh đó, cần khắc phục được tình trạng nơi quá tải, nơi không đủ số lượng. Hiện nay, mỗi tỉnh, thành có 1 trại tạm giam; mỗi huyện có 1 nhà tạm giữ.

 

Không nên cùm chân người bị tạm giam, tạm giữ

Theo Ủy ban Tư pháp, dự án luật quy định biện pháp cùm chân đối với người vi phạm nội quy của cơ sở giam, giữ là chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp về quyền con người vì người tạm giữ, tạm giam chưa bị coi là có tội. Ngoài ra, dự luật cần quy định cụ thể về việc trích xuất, thăm gặp của người bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian chờ Chủ tịch nước xem xét đơn xin ân giảm án tử hình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo