xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bứt phá

PHẠM XUÂN HỒNG (*)

Những năm qua, bất chấp tình hình kinh tế trong nước và quốc tế khó khăn, dệt may luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đem lại kim ngạch xuất khẩu hằng năm từ 18-20 tỉ USD.

Tuy nhiên, có một thực tế là các doanh nghiệp (DN) trong ngành vẫn phải nhập khẩu khoảng 60%-65% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Năm 2013, để có kim ngạch xuất khẩu 17,95 tỉ USD, ngành dệt may phải bỏ ra khoảng 14,8 tỉ USD nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành dệt may trong nước bởi đây là công xưởng của thế giới về nguyên phụ liệu, giá cả cạnh tranh. Cũng phải nói thêm, sau nhiều năm, ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may nước ta vẫn “giậm chân tại chỗ”. Đã có nhiều cuộc họp về phát triển vùng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may được tổ chức tạo nhiều kỳ vọng cho các DN. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, việc xây dựng vùng sản xuất sợi; nhà máy dệt, nhuộm vải cho ngành dệt may vẫn chỉ là bước khởi đầu...

Nay, nếu tình huống xấu về quan hệ thương mại với Trung Quốc xảy ra, DN xuất khẩu trong nước sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và ngành dệt may cũng không ngoại lệ. Nhưng phải thấy rằng DN Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn từ Trung Quốc nghĩa là DN nước họ cũng cần bán hàng để tránh tồn kho. Tồn kho sản phẩm nguy hiểm hơn nhiều so với việc tạm ngưng sản xuất, kinh doanh một thời gian. Do đó, thách thức cũng là cơ hội. Cơ hội để DN Việt Nam thoát khỏi “cái bóng” quá lớn là nguyên liệu đầu vào từ nước láng giềng.

Và tin vui là từ hơn 1 năm nay, khi Việt Nam tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các DN dệt may trong nước đã bắt đầu chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế. Bởi dùng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ không được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu vào các nước trong khối TPP (Nhật, Mỹ, Canada…). Hiện các DN đang tích cực hợp tác với nhau tìm kiếm đối tác cung cấp đầu vào cho sản xuất từ khu vực ASEAN như Indonesia, Thái Lan, Malaysia hoặc các thị trường Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh. Trong cái  rủi có cái may, khó khăn với thị trường Trung Quốc cũng là cơ hội để các DN bứt ra tìm kiếm thị trường mới và sẽ tận dụng được lợi thế từ TPP. Còn nếu chúng ta cứ ở trong “chăn ấm”, trong môi trường dễ tính với thói quen như trước thì khi TPP được ký kết, có khi DN lại không tận dụng được lợi thế nào.

Lúc này, sự hỗ trợ của nhà nước là rất cần thiết. Theo đó, khuyến khích DN mạnh dạn đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu; nhà máy sợi, dệt, nhuộm… bằng các ưu đãi về đất đai; giảm thuế, phí. Bởi thực tế, khi DN xin triển khai dự án nhà máy nhuộm, dệt, nhiều địa phương lắc đầu vì sợ ô nhiễm hoặc đưa ra những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn xử lý nước thải. Tuy nhiên, vấn đề môi trường có thể quản lý được, quan trọng là DN phải dũng cảm, chấp nhận thách thức để tìm cơ hội cho mình.

 

(*) Chủ tịch Hội Dệt may, Thêu đan TP HCM, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty CP May Sài Gòn 3

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo