xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cái ác sao nhiều vậy?

Dương Quang

Một ngày, lướt qua các trang báo chừng nửa giờ là thấy ngao ngán bởi thông tin về đâm chém, giết hiếp, lừa đảo, tham ô, tai nạn... quá nhiều. Tự hỏi cái xấu, cái ác sao nhiều vậy; điều thiện, việc tốt đâu cả rồi?

Ngẫm cho kỹ thì thấy điều thiện, việc tốt thực ra vẫn còn đó, không hề ít đi; chỉ vì do cái xấu và cái ác nhiều lên, dày hơn nên hóa thành nỗi ám ảnh. Xã hội vẫn còn bề bề chuyện tốt đấy thôi: lực lượng chức năng dầm mưa dãi nắng thực thi nhiệm vụ, tuổi trẻ lên đường theo chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, những quán cơm từ thiện mở cửa quanh năm suốt tháng, trà đá miễn phí luôn có mặt ở các ngả đường trong những ngày nắng chói chang... Chính vì nhiều, và cũng là lẽ sống, nên những việc tử tế trở thành bình thường. Còn cái xấu và cái ác đáng lý ra phải ít hơn, phải luôn trong tình thế bị truy diệt thì lại nảy nòi ngày này qua ngày khác và tồn tại như một lẽ tự nhiên, bởi vậy mà trở nên bất thường. Sự bất thường nào cũng gây lo lắng. Đã phổ biến hiện tượng người tốt sợ kẻ gian, người ngay không dám ngăn điều xấu, ngày qua ngày chỉ cần an thân là được, thậm chí mừng. Điều đó hình thành tâm lý an phận, xa hơn một chút là vị kỷ.

 

Lội vào rừng sâu điều tra, phá án vụ thảm sát 4 người ở Nghệ An
Ảnh: ĐỨC NGỌC
Lội vào rừng sâu điều tra, phá án vụ thảm sát 4 người ở Nghệ An Ảnh: ĐỨC NGỌC

 

Hiện trạng đó cũng nguy hiểm cũng chẳng kém gì cái xấu vì trong mối quan hệ thiện - ác, theo quy luật, bên này co cụm thì bên kia sinh sôi.

Vì sao như vậy? Nhà tư tưởng Mạnh Tử nói “nhân chi sơ, tính bản thiện” nhưng nhà lập thuyết tính ác Tuân Tử thì bảo “nhân chi sơ, tính bản ác” và cả hai đều được công nhận là đúng. Đúng là bởi thiện - ác đều cùng tồn tại và cách nhau bằng một ranh giới mong manh. Karl Marx, đại diện cho chủ nghĩa duy vật biện chứng, cũng nhận xét “trong trường kỳ lịch sử đấu tranh của nhân loại, cái thiện chỉ thắng cái ác trong nửa vòng bánh xe”. Và lúc gặp chuyện, trong một con người, khi phần “con” vượt qua phần “người” thì cái ác sẽ thắng cái thiện, gây nên điều xấu.

Làm thế nào để sự ác có ít cơ hội vượt qua mầm thiện? Thử mổ xẻ 2 trường hợp. Một là Chí Phèo, nhân vật này đâu phải là kẻ xấu nhưng khi bị dồn đến đường cùng đã vung dao đoạt mạng Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình trước khi tuyệt vọng tuyên bố “tao không thể làm người lương thiện”. Truyện “Chí Phèo” phản ánh hiện thực xã hội. Thiết chế quản lý xã hội thối nát đã góp phần làm tha hóa con người.

Hai là Nguyễn Văn Tiến - kẻ sát hại cha con ông Nguyễn Xuân Cường (ngụ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vào đầu năm nay - đã hầu tòa hôm qua (20-7) và bị tuyên tử hình. Trước đó, nhà nghèo, Tiến làm thuê đủ sống, chưa từng có tiền án tiền sự. Muốn có tiền tiêu Tết, Tiến vào trộm chó nhà ông Cường. Bị ông bắt, Tiến tấn công ông và con gái ông hòng thoát thân song đã tước đi sinh mạng 2 nạn nhân này.

Như vậy, điều kiện sống đã chi phối hành vi con người. Điều kiện sống đó không chỉ là sự nghèo hay giàu, là được giáo dục tới nơi tới chốn hoặc thất học mà còn là gia quy và quốc pháp chặt chẽ, đủ cứng rắn để người ta biết sợ và thừa nhân văn để thức tỉnh được nhân tâm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo