xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải cách hành chính: Y tế, giáo dục xếp áp chót

Nguyễn Quyết

Một số bộ, tỉnh - thành tự đánh giá, chấm điểm thiếu chính xác nên sau rà soát đã có sự chênh lệch lớn giữa điểm tự chấm và điểm đánh giá của Bộ Nội vụ

Ngày 4-9, Bộ Nội vụ công bố kết quả xếp hạng năm 2014 về chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương. Đây là năm thứ 3 thực hiện việc này.

Bộ Giao thông Vận tải và TP Đà Nẵng đứng đầu

Phương pháp lấy chỉ số được thực hiện bằng cách kết hợp việc tự đánh giá của các bộ, các tỉnh với đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Với cấp bộ, xác định trên 7 lĩnh vực, 31 tiêu chí và 89 tiêu chí thành phần; cấp tỉnh được xác định trên 8 lĩnh vực, 34 tiêu chí và 104 tiêu chí thành phần.

Theo công bố, giá trị trung bình chỉ số CCHC của 19 bộ, cơ quan ngang bộ là 76,99% (giảm 0,26% so với năm 2013). Nhóm đạt chỉ số trên 80% gồm Ngân hàng Nhà nước và các bộ: Giao thông Vận tải (GTVT), Tài chính, Ngoại giao, Nội vụ; nhóm đạt từ trên 70% đến dưới 80% gồm 14 cơ quan còn lại, cụ thể: Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ: Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ.

 

Người dân đến làm việc tại Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng Ảnh: HOÀNG DŨNG
Người dân đến làm việc tại Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng Ảnh: HOÀNG DŨNG

 

Trong khi Bộ GTVT đứng thứ nhất với 81,83% thì xếp cuối cùng là Bộ Khoa học và Công nghệ với 71% (giảm 6,27% so với năm 2013); Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp 18/19 (giảm 6,13% so với năm 2013).

Chỉ số của các tỉnh, TP trực thuộc trung ương có sự tăng đều về điểm số, giá trị trung bình chỉ số CCHC cao hơn so với giá trị trung bình chỉ số CCHC của các bộ. Đây cũng là lần đầu tiên có tỉnh đạt chỉ số CCHC trên 90% và có đến 44 tỉnh, TP đạt kết quả từ 80% trở lên (gấp đôi so với số lượng năm 2013). TP Đà Nẵng tiếp tục đứng đầu với chỉ số đạt 92,54% (cao hơn so mức trung bình 11,33% của cả nước và cao gấp 1,44 lần so với chỉ số CCHC của Bắc Kạn - tỉnh có vị trí cuối cùng trong số 63 tỉnh, TP).

Nhóm đạt chỉ số trên 90% gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng; đạt 80%-90% có 41 tỉnh, TP; 70%-80% có 15 tỉnh, TP; nhóm dưới 70% gồm: Hà Nam, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Chưa rõ mức độ hài lòng của dân

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM Lê Hoài Trung, điều quan trọng không phải bao nhiêu điểm hay đứng thứ mấy mà chủ yếu nhận rõ khâu nào yếu để kịp thời chấn chỉnh. Năm 2013, TP HCM tụt hạng từ 3 lên 9 nên TP liên tục chỉ đạo để chấn chỉnh và lần này đứng thứ 6. TP HCM có tốc độ phát triển nhanh, quy mô dân số tăng chóng mặt, đòi hỏi công tác CCHC phải có những điều chỉnh phù hợp. Ông Trung đề nghị cần phân cấp cho địa phương được năng động sáng tạo về thể chế, tài chính, tổ chức bộ máy…, vì đây là những vấn đề tác động mạnh đến phát triển.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, thông qua chỉ số CCHC để xác định rõ mặt mạnh, yếu trong thực hiện CCHC của một số bộ và các tỉnh, TP đồng thời nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong chỉ đạo, lãnh đạo và triển khai nội dung CCHC. Từ kết quả này, các cơ quan, đơn vị cần xác định chỉ số CCHC là nhiệm vụ thường xuyên hằng năm để nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ.

Bộ Nội vụ cũng nêu một số bộ, tỉnh, TP chưa thực sự quan tâm triển khai các nội dung CCHC, chỉ số này vẫn chưa được coi là công cụ trong quản lý công tác CCHC. “Một số bộ, tỉnh tự đánh giá, chấm điểm thiếu chính xác nên sau khi rà soát, thẩm định đã có sự chênh lệch lớn giữa điểm tự chấm và điểm đánh giá của Bộ Nội vụ” - ông Tuấn cho hay và khẳng định thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chỉ số CCHC, Bộ Nội vụ triển khai đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong quá trình hoạt động của các cơ quan hành chính. Đây là tiêu chí góp phần CCHC.

 

Khó đánh giá chính xác

Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng việc đánh giá còn phụ thuộc vào đặc trưng của mỗi ngành, mỗi địa phương, thậm chí còn phụ thuộc vào việc nhà nước có “bơm” tiền hay không. Có bệnh viện không có cơ sở vật chất tốt, người dân không hài lòng nhưng nếu nhà nước “bơm” tiền đầu tư thì người dân hài lòng ngay. Cái đấy có phải là công lao của Bộ Y tế đâu! Công tác CCHC còn phải xét đến khía cạnh phía sau của quản lý nhà nước. Có những việc người dân thấy thông thoáng thì thích nhưng cơ quan quản lý có thấy được các lỗ hổng trong quản lý không? Hay như việc tinh giản biên chế không phải bộ ngành nào cũng như nhau. “Bộ Y tế được đòi hỏi phục vụ một cách toàn diện, tôi nói thật, mơ 100 năm nữa cũng chưa được với đội ngũ như vậy” - ông Tiến nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo