xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấm bán rượu bia sau 22 giờ có khả thi?

Vy Thư - Phạm Dũng

Đừng làm kiểu “quản không được thì cấm” hoặc ban hành ra để đó hay thực hiện “đầu voi đuôi chuột”. Một quy định được ban hành sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều ngành nghề, nếu không khả thi sẽ sớm bị đào thải

Vụ Pháp chế - Bộ Y tế vừa tổ chức hội thảo về những thông tin liên quan đến phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Việc cấm hay không cấm bán rượu bia sau 22 giờ một lần nữa lại được đề cập và tạo nhiều sự quan tâm của xã hội.

Đừng ban hành rồi để đó

Theo luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TP HCM), trên thế giới, việc hạn chế bán rượu bia không có gì lạ và được người dân ủng hộ. Ở Việt Nam, trong bối cảnh việc uống bia rượu đã trở thành thói quen, thậm chí là “thủ tục đầu tiên” để làm ăn, kinh doanh, việc cấm bán là điều khó khả thi. Tuy nhiên, hạn chế, thậm chí cấm bán rượu bia đối với một số đối tượng, trong một khung giờ, một địa điểm nhất định chắc chắn dư luận sẽ đồng tình nếu nhà làm luật có điều tra, nghiên cứu cụ thể, kỹ càng, đề ra những biện pháp chế tài thích hợp.

Tối đến, các quán nhậu lại đông nghẹt khách đến tận khuya Ảnh: Hoàng Triều
Tối đến, các quán nhậu lại đông nghẹt khách đến tận khuya Ảnh: Hoàng Triều

“Đừng làm kiểu “quản không được thì cấm” hoặc ban hành ra để đó hay thực hiện “đầu voi đuôi chuột”. Bởi một quy định được ban hành sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều ngành nghề. Nếu không khả thi sẽ sớm bị đào thải - như đã từng xảy ra trước đây. Thực tế, những gì thuộc về thói quen xã hội thì không phải lúc nào cũng có thể thay đổi bằng những mệnh lệnh hành chính. Quan trọng là thay đổi nhận thức người dân, làm thế nào để họ tự nhận ra đó là thói xấu cần loại bỏ, cần lên án” - luật sư Quỳnh Thi nhìn nhận.

Hàng chục năm tham gia xét xử, luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy (nguyên Phó chánh Tòa Hình sự TAND TP HCM, đã nghỉ hưu) nhớ lại: “Những vụ án đau lòng do rượu bia gây ra nhiều vô kể. Lúc còn xét xử, tôi thường có một cuốn sổ ghi chép những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc nguyên nhân gây án. Khi lật lại sổ, tôi giật mình vì những chữ in đậm, in hoa và viết bằng bút màu đỏ toàn được ghi chú là “do rượu bia mà ra”. Theo tôi, việc cấm bán rượu bia sau 22 giờ rất cần thiết nhưng thi hành sẽ không dễ. Ví dụ, ai sẽ là người đi canh để xử phạt, nếu đưa người say về trụ sở, ai sẽ quản lý…? Cần phải quy định rõ ràng, cụ thể”.

Cơ chế kiểm tra, giám sát rất quan trọng

Đồng quan điểm, TS-LS Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) cũng cho rằng dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia xét về mặt nào đó mang lại ý nghĩa tích cực cho xã hội. Tài liệu thống kê của nhiều ngành khi nghiên cứu về tác hại của lạm dụng rượu bia cho thấy những con số thật bất ngờ và đáng phải lưu ý, như: tai nạn giao thông có nguyên nhân từ việc sử dụng rượu bia; những vụ ẩu đả có mức độ từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng... Đặc biệt, số người chưa thành niên sử dụng rượu bia rất lớn.

“Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân bởi chúng ta đã quá chậm so với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, để dự thảo có thể đi vào đời sống và phát huy nết nội lực cũng như tinh thần của pháp luật được thượng tôn, các nhà nghiên cứu và xây dựng luật cần phải nghiên cứu pháp luật của các nước, từ đó vận dụng vào thực tiễn đời sống của nước ta để có thể đưa ra những đề xuất cụ thể, phù hợp. Một điểm cần lưu ý nữa là việc cấm bán rượu bia cho người chưa thành niên phải được thể hiện trong dự thảo lần này. Song song đó là chế tài xử phạt thật nghiêm khắc đối với người kinh doanh khi bán rượu bia cho người chưa thành niên cũng như kinh doanh vào giờ cấm” - luật sư Trạch đề xuất.

Ngoài ra, luật sư Trạch lưu ý khi luật đã ban hành, cơ chế kiểm tra giám sát cũng cần được thực hiện nghiêm túc, không được nể nang, làm cho có. “Ở các nước, pháp luật chuyên ngành rất cụ thể, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm khắc. Nghiêm khắc với người kinh doanh, nghiêm khắc với người sử dụng, nghiêm khắc với cơ quan quản lý, giám sát. Có như vậy mới tạo sự công bằng và làm cho việc tuân theo, áp dụng pháp luật được triệt để” - luật sư Trạch nhấn mạnh.

Quản lý không tốt sẽ không cấm được

Trước thông tin “cấm bán rượu bia sau 22 giờ?”, nhiều bạn đọc đã gửi comment qua Báo NLĐO chia sẻ sự đồng tình nhưng cũng băn khoăn về phương thức thực hiện.

Bạn đọc Mai Anh viết: “Thực hiện được điều này là tốt. Hiếm có nơi nào mà người lớn uống bia rượu suốt ngày trước mắt trẻ em như ở ta. Ở nhiều nước, rượu bia cũng cấm uống nơi công cộng, chỉ bán ở các tiệm ăn có môn bài bán rượu (chứ không phải tiệm nào cũng bán được), cấm bán cho trẻ dưới 18 tuổi và cấm bán sau giờ nhất định hoặc khi thấy khách quá say”.

“Tại sao hạn chế số lượng quán karaoke được nhưng không hạn chế được quán nhậu, nhà hàng, quán bar? Tại sao khuyên người dân hạn chế dùng bia rượu nhưng nhà nước lại cấp phép cho các nhà máy bia trong và ngoài nước liên tục mở rộng sản xuất? Tại sao sẽ khó cấm bán rượu bia sau 22 giờ?... Quản lý không tốt thì không thể nào cấm được” - bạn đọc Công Tâm nhấn mạnh.

Còn bạn đọc Bolero thì băn khoăn: “Sau 22 giờ, lực lượng CSGT cứ đón lỏng tại các hướng có các quán mà “bắn nồng độ cồn”. Vi phạm là phạt nặng nhưng quan trọng phải dẹp được tiêu cực “quen - xin - cho” trong khâu xử lý vi phạm. Chỉ có thể hạn chế người mua chứ ngăn người bán rượu bia thì rất khó, trừ khi buộc họ đóng cửa trước 22 giờ”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo