xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần lắm những lãnh đạo sâu sát dân

Thế Dũng thực hiện

Nguyên Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị, ông Phạm Thế Duyệt, nhận xét như vậy trước những chuyến vi hành hiệu quả của lãnh đạo các tỉnh, thành

. Phóng viên: Ngay sau khi nhận nhiệm vụ mới, Bí thư Thành ủy Hà Nội  Hoàng Trung Hải và Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đã kịp thời đưa ra chủ trương, quyết định hay xuống địa bàn trực tiếp chỉ đạo hết sức cụ thể. Ông nghĩ gì về tác phong hành động của 2 vị tân Bí thư?

- Ông Phạm Thế Duyệt: Mặc dù 2 tân Bí thư mới xuất hiện trước và sau Tết được ít ngày nhưng qua những hoạt động, công việc, lời nói hết sức cụ thể ở Hà Nội và TP HCM đã thể hiện rõ tình cảm, ý thức trách nhiệm trước nhân dân, thể hiện rõ trách nhiệm trước sự phân công của Bộ Chính trị, trung ương. Những hoạt động, tuyên bố của 2 tân Bí thư như một sự quyết tâm, lời hứa trước 2 Đảng bộ và nhân dân.

Hành động của 2 Bí thư cũng rất cụ thể, sâu sát như trồng cây, xuống đồng... ở Hà Nội hay chăm lo vấn đề giao thông, an ninh trật tự, an toàn, an sinh xã hội của TP HCM. Chắc chắn rằng 2 vị Bí thư này cũng đang trăn trở, suy nghĩ để triển khai việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, đưa ra những quyết sách mang tầm chiến lược.

 

Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng thăm mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Củ Chi, TP HCM hôm 18-2Ảnh: BẠCH ĐẰNG
Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng thăm mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Củ Chi, TP HCM hôm 18-2Ảnh: BẠCH ĐẰNG

 

Nhiều người mới nhận nhiệm vụ thường hay thận trọng, bình tĩnh song việc 2 tân Bí thư ngay lập tức thể hiện chính kiến đối với Đảng bộ do mình phụ trách, đối với các cấp lãnh đạo để đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân là cần thiết, rất đáng biểu dương. Tôi hoan nghênh thái độ rõ ràng, tinh thần thẳng thắn của 2 tân Bí thư. Qua hoạt động và lời nói cụ thể cho thấy 2 vị Bí thư đã không rụt rè, né tránh, thăm dò hay lấy lòng, đặc biệt là Bí thư Đinh La Thăng.

Ở cương vị một tân Bí thư, rất cần các đồng chí thẳng thắn thể hiện rõ chính kiến, quyết tâm trước Đảng bộ, cán bộ cấp dưới mà họ lãnh đạo. Những hoạt động của 2 tân Bí thư đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy 2 thành phố phát triển toàn diện là hết sức rõ rệt. Tôi tin 2 vị tân Bí thư sẽ phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

. Một số ý kiến cho rằng với cương vị của Bí thư Thành ủy thì công tác Đảng, xây dựng chiến lược, đường hướng mới là nhiệm vụ chính thay vì trực tiếp điều hành, chỉ đạo công việc cụ thể, tiểu tiết, lấn sân chính quyền. Quan điểm của ông thế nào?

- Có đồng chí, bà con nào có ý này thì cũng lắng nghe, quan sát cho kỹ, đừng nên suy nghĩ cũ kỹ, một chiều. Bí thư là vị trí của một “tư lệnh” toàn diện, chịu trách nhiệm toàn diện, trong đó có việc đưa Hà Nội, TP HCM phát triển mạnh về kinh tế, nếp sống văn minh hiện đại, có kỷ cương, an toàn trật tự…  Nhiệm vụ quan trọng thứ hai của Bí thư mà Đảng gọi là nhiệm vụ then chốt đó là xây dựng Đảng bộ, đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh.

 

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (giữa) kiểm tra các điểm gây ô nhiễm ở bãi rác Khánh Sơn Ảnh: HOÀNG DŨNG
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (giữa) kiểm tra các điểm gây ô nhiễm ở bãi rác Khánh Sơn Ảnh: HOÀNG DŨNG

 

Khi còn là Bí thư Thành ủy Hà Nội, tôi may mắn công tác với 3 đời Chủ tịch UBND TP là anh Trần Tấn, anh Lê Ất Hợi và anh Hoàng Văn Nghiên. Tôi mạnh dạn nói rằng chưa bao giờ mình chậm trễ, biết việc mà không quyết, không chỉ đạo đối với công việc chung hay rất cụ thể của Hà Nội. Chưa bao giờ 3 vị chủ tịch có trao đổi đồng chí là Bí thư lấn sân, bao trùm, không phát huy anh em.

Trách nhiệm của Bí thư phải biết, phải sâu sát và nhiều lúc cần phải có hoạt động cụ thể. Bí thư phải lãnh đạo toàn diện nhưng cũng không để việc lớn, việc nhỏ, việc của dân lọt khỏi tầm mắt, không một việc đụng chạm đến quyền lợi của dân mà lại không biết; nếu cần thiết thì phải chỉ đạo, uốn nắn kịp thời.

Song người “tư lệnh” chính trị cũng phải có trách nhiệm cùng với Thành ủy đưa TP đi lên, phát triển đúng hướng, nhân dân vui, Đảng bộ vững mạnh;  khơi dậy được toàn hệ thống chính trị, tập thể Thường vụ Thành ủy cùng vào cuộc, cùng quyết liệt như mình. Tập thể Thường vụ thì có người lo công tác Đảng, có người lo công tác hành pháp, có người lo công tác quần chúng, chăm lo người lao động, phản biện xã hội để Đảng biết điều sai - đúng... Người “tư lệnh” phải làm sao để cả đội quân này cùng tiến bước thì sức mạnh đó sẽ nhân lên rất nhiều.

Các vị tân Bí thư sẽ suy nghĩ và hành động thể hiện sự quyết tâm mãnh liệt như một ông bầu đội bóng để “câu lạc bộ” tiến lên nhịp nhàng, luôn giành thế chủ động, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nếu làm được vậy thì lòng tin của dân, của Đảng bộ sẽ rất vui mừng và yên tâm với công cuộc lo cho dân, lo cho người nghèo, người lao động, diện chính sách... Đặc biệt, Bí thư phải tập hợp được sức mạnh tập thể nhân dân toàn TP cũng như cả nước, kiều bào, bất kể ai miễn là có tấm lòng yêu nước, vì cái chung để lo cho TP đi lên.

. Tân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng đem đến một luồng gió mới cho địa phương đầu tàu miền Trung. Ông đánh giá thế nào về vị Bí thư trẻ tuổi này?

- Anh Nguyễn Xuân Anh có nhiều việc làm, lời hứa hẹn, nhiều thông điệp tốt, thẳng thắn, có ý chân thành và thể hiện rõ sự quyết tâm. Điều này rất đáng hoan nghênh, khuyến khích. Một vị Bí thư còn trẻ mà thể hiện rõ chính kiến và có quyết tâm rồi làm tốt được thì người dân được nhờ. Đào tạo một người thợ thì có thể mất vài năm nhưng để đào tạo một lãnh đạo thì không dễ mà phải có quá trình đào tạo, rèn luyện nhiều năm từ cấp dưới lên trên để vững vàng.

Với 3 tân Bí thư Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, tôi thấy đủ tư chất để trở thành nhà lãnh đạo thành công. Nhưng kinh nghiệm từ bản thân tôi thì 3 vị lãnh đạo này cần biết lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm những người đi trước. Dành nhiều thời gian lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm, góp ý của những nguyên bí thư, chủ tịch UBND, cựu giám đốc sở, đến lớp quân đội, lãnh đạo cũ và thậm chí là từ chính hàng vạn đảng viên, hàng triệu người dân. Nếu biết tích góp, lắng nghe những chia sẻ, gợi ý hay thì cơ hội thành công sẽ rõ ràng hơn và góp phần vào việc bồi dưỡng đội ngũ kế cận.

 

Văn phòng Thành ủy TP HCM tối 19-2 đã thông báo số điện thoại của đường dây nóng tiếp nhận thông tin trực tiếp đến Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng là 0888 247 247.

 

Kỳ vọng từ các chuyến “vi hành”

Gần đây, người dân bàn nhiều đến phong cách thực thi công vụ của các lãnh đạo năng nổ như Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng hay Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh... Đây là tín hiệu vui bởi người dân đã mong chờ lâu nay ở người lãnh đạo sát dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng, những điều bức xúc thường nhật.

Quan liêu, xa rời dân là căn bệnh đồng hành với mọi chính quyền và một bộ phận không ít lãnh đạo. Vấn đề ở đây là phải xây dựng ý thức cầm quyền thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền, quan chức với dân. Như vậy mới thật sự là bản chất chính quyền của dân, do dân và vì dân, bằng không mãi mãi chỉ là khẩu hiệu.

Các chuyến “vi hành” của những người đứng đầu chính quyền đâu phải là biện pháp đánh bóng tên tuổi, vị thế chính trị? Năng “vi hành” là một biện pháp hữu hiệu để sát dân, gần dân, hiểu được những bức xúc của dân, như kênh thông tin để nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của nhân dân, những bức xúc của xã hội.

Không “vi hành” thì không hiểu dân, xa dân, chỉ lý thuyết suông. Đi “vi hành” không cần báo trước, không cần tiền hô hậu ủng mới thấy được cuộc sống muôn màu của người dân, sắc màu sáng tối, những góc khuất cuộc đời. Làm lãnh đạo phải có như thế mới thực sự là lãnh đạo đúng nghĩa, tránh được chuyện nghe cán bộ các cấp báo cáo láo, báo cáo sai. Phải xem “vi hành” là nhằm giúp thẩm định tính xác thực các thông tin thu nhận được mà chưa rõ ràng, còn hồ nghi. “Vi hành” chính là gửi đi thông điệp cho cấp dưới về sự giám sát thường xuyên của cấp trên, cái mà chúng ta đang thiếu khi đang ỷ lại vào những “cái gọi là quy trình” mang tính hình thức.

Phong cách “nói thì đi đôi với làm” thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Đối với mỗi người, để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua chính mình. Với các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.

Phong cách dám hành động, dám chịu trách nhiệm, không tránh né là đòi hỏi của cuộc sống, của nền công vụ ngày nay đối với phong cách lãnh đạo các cấp. Từ sâu xa trong quá khứ, một thời ta đề cao chủ nghĩa tập thể một cách thái quá, có thể đúng trong một giai đoạn lịch sử, ngày nay lại tỏ ra không còn thích hợp. Hệ lụy của nó là triệt tiêu cá nhân, làm thui chột suy nghĩ, sáng kiến, bản sắc của từng cá thể.

Quy định trách nhiệm người đứng đầu đã được ban hành nhưng ở nhiều người đứng đầu vẫn chưa hình thành thói quen nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm. Do đó, phải  điều chỉnh lại từ cơ chế đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, bố trí và làm quen với cách chức, từ chức. Thiết lập chế độ trách nhiệm người đứng đầu.

Chính vì vậy, kỳ vọng của người dân, đòi hỏi của cuộc sống đối với phong cách thực thi công vụ của các tân lãnh đạo trẻ sẽ đem đến một luồng gió mới thổi bay những khuyết tật trì trệ, nhóm lên ngọn lửa, một sức sống mới cho xã hội, cho nền công vụ để bước sâu vào thời kỳ hội nhập.

Diệp Văn Sơn

 

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong  khảo sát tuyến kênh Đôi - Tẻ

Ngày 19-2, lãnh đạo UBND TP HCM, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã khảo sát thực tế tuyến kênh Đôi - Tẻ và làm việc về dự án cải thiện môi trường nước TP giai đoạn 3.

Dự án có diện tích 1.600 ha, trên kênh Đôi - Tẻ, chạy qua các quận 4, 7, 8 và Bình Chánh. Các hạng mục chính là di dời và tái định cư cho 5.800 hộ dân và 29 cơ quan, xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt công suất 100.000-170.000 m3/ngày… Tổng kinh phí thực hiện ước tính khoảng 13.560 tỉ đồng.

Ông Mori Mutsaya, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, nhận định dự án hoàn toàn khả thi và rất phù hợp để JICA hỗ trợ nguồn vốn. Tuy nhiên, đối với 5.800 hộ dân phải di dời, JICA đề nghị phải phỏng vấn từng hộ dân và JICA sẽ cung cấp những hướng dẫn mới về việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết TP mong muốn JICA hỗ trợ nguồn vốn cho dự án này. Ông Phong giao giám đốc Sở Xây dựng và chủ tịch UBND quận 8 có khảo sát, nghiên cứu về vấn đề tái định cư và trả lời cho JICA. Ông cũng cam kết chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết tất cả tồn tại của dự án cũ và chuẩn bị nguồn vốn đối ứng hơn 4.800 tỉ đồng.

M.Khanh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo