xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Càng tinh giản càng... phình to!

Thế Dũng

Nguyên nhân khiến tinh giản biên chế không hiệu quả, bộ máy hành chính nhà nước ngày càng phình to là do tình trạng “có lên không có xuống”, “có vào không có ra”…

Tại hội thảo “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - khung chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện” do đoàn giám sát của Quốc hội (QH) tổ chức ngày 22-2, nhiều ý kiến chỉ rõ những hạn chế, bất cập của bộ máy, biên chế của nhiều bộ, ngành hiện nay.

Chỉ 2 bộ xin giảm biên chế

Báo cáo tại hội thảo về tình hình thực hiện biên chế từ năm 2014 đến ngày 30-10-2016, ông Nguyễn Văn Tùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức điều lệ - Ban Tổ chức trung ương, cho biết năm 2014, tổng số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước của các tổ chức trong hệ thống chính trị là 3.685.961.


Ông Thang Văn Phúc: “Nên sắp xếp còn 16 bộ” Ảnh: NGUYỄN NAM

Ông Thang Văn Phúc: “Nên sắp xếp còn 16 bộ” Ảnh: NGUYỄN NAM


Ông Lê Minh Thông: “Cơ cấu bên trong các bộ lại đang có xu hướng phình to” Ảnh: NGUYỄN NAM

Ông Lê Minh Thông: “Cơ cấu bên trong các bộ lại đang có xu hướng phình to” Ảnh: NGUYỄN NAM

Năm 2016, các cơ quan quản lý biên chế của trung ương giao năm này là 3.725.559 người. Tuy nhiên, đến ngày 30-10-2016, tổng số người hưởng lương, phụ cấp thực tế trong bộ máy của hệ thống chính trị đã là 3.734.302, vượt 8.743 người so với số được giao. “Như vậy, dù có nghị quyết của trung ương và Bộ Chính trị nhưng số người hưởng vẫn tăng” - ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, nguyên nhân chính khiến bộ máy ngày càng phình to có phần do người đứng đầu các cấp ủy ngại va chạm; việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn tình trạng “có lên không có xuống”, “có vào không có ra”, “biên chế suốt đời”, “chủ nghĩa bằng cấp”; thiếu cơ chế cạnh tranh trong đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện biên chế và quản lý biên chế còn buông lỏng. “Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý trách nhiệm người đứng đầu đối với cơ quan, tổ chức vi phạm quy định về biên chế” - ông Tùng nêu rõ.

Theo ông Thái Quang Toản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế - Bộ Nội vụ, đến ngày 22-2, có đến 20/22 bộ, ngành gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ xin thẩm định đề xuất tăng biên chế. Chỉ có 2 bộ xin giảm biên chế là Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ, trong đó Bộ Công Thương xin giảm hẳn một tổng cục xuống thành cục. Nhiều địa phương cũng xin tăng biên chế, trong đó nhiều nhất là ở Hà Nội và TP HCM.

Nói về biên chế không những không giảm mà còn tăng, ông Toản nhấn mạnh đến đề nghị tinh giản của nhiều nơi còn chưa đúng quy trình, đối tượng. Cụ thể, theo quy định, 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cho nghỉ theo Nghị định 46/CP nhưng nhiều địa phương “lách” theo Nghị định 108/CP để lấy tiền nhiều hơn. “Có 85% đối tượng tinh giản là cán bộ chỉ còn 2-3 năm công tác là nghỉ hưu nên chủ trương tinh giản đã nhầm đối tượng” - ông Toản thông tin.

“Bộ nhỏ trong bộ to”

Nhìn nhận về hiện tượng đi ngược với tinh thần cải cách bộ máy của Chính phủ, ông Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp, thẳng thắn: “Tâm lý chung là chỉ muốn tăng chứ không muốn giảm”. Ông Sơn cũng nêu thực trạng nhiều thập kỷ qua, việc xác định thành lập, tên đơn vị, chức năng, nhiệm vụ của các vụ, cục… còn dễ dãi, tùy tiện. Vì thế, mỗi nhiệm kỳ, mỗi đời bộ trưởng lại có sự thay đổi về số lượng, tên gọi các vụ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc nhận xét trong khi QH, Chính phủ thực hiện giảm đầu mối, kiện toàn các bộ thì tổ chức bên trong các bộ lại phình ra. Ông Nguyễn Sĩ Cương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH, nhấn mạnh bộ máy tăng nhưng không biết trách nhiệm thuộc về ai. Đáng nói là ngay trong quá trình xây dựng luật, các bộ, ngành còn tranh thủ “cài thêm bộ máy cán bộ”.

PGS-TS Lê Minh Thông, trợ lý chủ tịch QH, mổ xẻ việc sắp xếp lại các bộ thành các bộ đa ngành, đa lĩnh vực vẫn còn tính chất lắp ghép cơ học, chưa đi liền với việc điều chỉnh chức năng, cắt giảm nhiệm vụ của các bộ. Cơ cấu bên trong các bộ lại đang có xu hướng phình to hơn và theo đó là tăng thêm biên chế hành chính. Một số bộ thực hiện việc sáp nhập với nhau theo hình thức nguyên trạng; những đơn vị trong các bộ cũ, tổng cục cũ, ban cũ hầu như vẫn giữ nguyên, thậm chí cả về tên gọi của một số cơ quan trước đây trực thuộc Chính phủ sau khi đã nhập về bộ. Những hạn chế này dẫn đến tình trạng “bộ nhỏ trong bộ to”.

Ông Thông còn nêu ra hiện tượng “một mâm cơm” nhưng có 3 bộ quản lý; nuôi tôm hùm đỏ ở Đồng Tháp thì có 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường. Thế nhưng, khi có chuyện thì không rõ ai quản lý, trách nhiệm thuộc về ai. “Đây là sự chồng chéo giữa chức năng, nhiệm vụ của các bộ khiến không rõ địa chỉ chính, trách nhiệm chính” - ông nhấn mạnh.

Trước những bất cập trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, các đại biểu đồng tình cho rằng cần mạnh dạn sắp xếp lại các bộ để tinh gọn hơn nữa. Dẫn chứng nhiều nước trong khối ASEAN chỉ có 15 bộ, các nước tiên tiến 12-13 bộ…, ông Thang Văn Phúc đề xuất Việt Nam sắp xếp lại còn 16 bộ là hợp lý.

99% cán bộ, công chức “ngon lành”?!

Theo TS Đinh Duy Hòa, chuyên gia Bộ Nội vụ, các tiêu chí đánh giá kết quả tổ chức bộ máy hành chính cho thấy công tác đánh giá cán bộ rất yếu. Dẫn lại việc nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình khi trả lời tại QH có nói theo cách đánh giá hiện nay thì khoảng 0,4% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, ông Hòa cho rằng cách đánh giá như vậy là “có vấn đề”.

“Chẳng lẽ trên 99% cán bộ, công chức là “ngon lành” hết? Đánh giá như vậy sẽ không sát với kết quả công việc hiện tại của cán bộ” - ông Hòa băn khoăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo