xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấp phép khai thác cát tràn lan

Bài và ảnh: QUANG NHẬT

Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho 6 doanh nghiệp khai thác cát trắng ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế gây bất bình đối với chính quyền và người dân

Huyện Phong Điền được xem là địa phương giàu tài nguyên cát trắng (cát luyện thủy tinh) nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng như cả nước với diện tích khoảng 3.600 ha. Tuy nhiên, tài nguyên cát này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại khi các mỏ khai thác được ồ ạt cấp phép.

Trên cho, dưới không biết

Tháng 3-2015, Công ty CP Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa (gọi tắt là Công ty Khánh Hòa) được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cấp phép khai thác cát thủy tinh khu vực Trầm Bàu Bàng, xã Phong Chương, huyện Phong Điền. Theo giấy phép, doanh nghiệp (DN) này được cấp diện tích 87 ha, trữ lượng khai thác 1,8 triệu tấn, công suất 60.000 tấn/năm, thời hạn 60 năm. Từ tháng 6 trở lại đây, Công ty Khánh Hòa đưa máy móc, nhân công đến khai thác rầm rộ ở khu vực trên. Tại một điểm khai thác của công ty này nằm ven Tỉnh lộ 6, một khoảnh đất rộng hàng ngàn mét vuông đã bị đào lấy cát, tạo ra hố sâu nham nhở.

Dù chưa có nhà máy như cam kết nhưng Công ty Việt Phương vẫn được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho phép khai thác cát
Dù chưa có nhà máy như cam kết nhưng Công ty Việt Phương vẫn được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho phép khai thác cát

Toàn xã Phong Chương có diện tích đất cát khoảng 2.500 ha. Ngoài Công ty Khánh Hòa, tại địa phương còn có 2 DN được cấp phép khai thác cát trắng là Công ty Bảo Toàn A (diện tích khai thác 150 ha) và Công ty CP Prieme - Thiên Phúc (110 ha).

Ông Lê Viết Phước, Chủ tịch UBND xã Phong Chương, khẳng định việc thăm dò, lập quy hoạch thì chính quyền địa phương, người dân không hề biết. Đến khi mỏ được cấp giấy phép, phía DN thông báo, cắm mốc khai thác thì chính quyền mới hay.

Chính quyền và người dân xã Phong Chương đang rất bất bình trước việc tài nguyên cát trắng của địa phương có nguy cơ bị cạn kiệt, cùng những tác động tiêu cực đến môi trường do DN thi nhau lấy cát. Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Trưởng thôn Trung Thạnh, lo lắng: “Các mỏ cát sẽ làm những cánh rừng keo, tràm mà chính quyền và nhân dân cùng trồng từ nhiều năm qua mất đi. Khi mùa mưa về, khó tránh lũ xé làng; còn mùa nắng hạn thì không giữ được nước, cây trồng sẽ chết”.

Chưa xây nhà máy đã cho khai thác

Tại khu vực giáp ranh xã Phong Bình và Phong Hòa, huyện Phong Điền còn có mỏ khai thác cát thủy tinh của Công ty CP XNK Dịch vụ và Đầu tư Việt Nam (Vicosimex), diện tích khai thác 85 ha. Hiện mỏ này đã khai thác khoảng 142.000 tấn.

Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đến nay tại huyện Phong Điền có 6 mỏ khai thác cát trắng được cấp cho các DN với diện tích khoảng 1.000 ha. Trong đó, mỏ khai thác cát được Bộ TN-MT cấp cho Công ty CP Tập đoàn Việt Phương vào tháng 6-2015, tại xã Phong Hiền, có diện tích lên đến 406 ha.

Theo giấy phép do Bộ TN-MT cấp, Công ty Việt Phương chỉ được khai thác khi dự án nhà máy chế biến cát trắng đi vào hoạt động. Thế nhưng, ông Trần Đức Thiện, Chủ tịch UBND xã Phong Hiền, khẳng định cách đây gần 1 tháng, công ty này đã tiến hành khai thác cát thô mang đi bán, dù chưa đầu tư nhà máy. “Công ty này hứa hẹn sẽ xây nhà máy để tạo công ăn việc làm cho người dân nhưng giờ chỉ xúc cát đi bán chứ có thấy đầu tư gì đâu. Dân phát hiện báo lên xã, tôi điện thoại cho người đại diện của họ hỏi thì người này nói rằng “xã to hơn tỉnh thì xã cứ làm”. Khi chúng tôi đến xin làm việc để tìm câu trả lời cho dân thì họ bảo phải có giấy giới thiệu của cấp trên” - ông Thiện bức xúc.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ Công ty Việt Phương khai thác cát khi chưa có nhà máy như cam kết là vì được lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế “bật đèn xanh”. Cụ thể, dựa trên công văn đề xuất ngày 1-7 của Sở TN-MT, ngày 19-7, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra văn bản đồng ý cho Công ty Việt Phương được khai thác từ 1.000-2.000 tấn/tháng, thời hạn đến hết năm 2016.

Tại công văn của mình, Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên - Huế nói rõ lý do đề xuất cho Công ty Việt Phương khai thác cát trắng khi chưa có nhà máy là vì DN này có hợp đồng cung cấp cát trắng làm nguyên liệu chế biến men frit cho Công ty TNHH Vitto tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế với khối lượng từ 1.000-2.000 tấn/tháng. Việc cho phép bán cát thô, theo Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên - Huế, là nhằm tạo điều kiện cho Công ty Việt Phương hoạt động (!?).

Không phải muốn làm gì thì làm!

Trước việc DN về địa phương khai thác cát trắng, ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cho rằng dù DN có đầy đủ giấy phép nhưng không thông qua địa phương là điều không thể chấp nhận được. “Không phải anh về đây thích làm gì thì làm. Chúng tôi phải biết để giám sát và phối hợp xử lý trong những trường hợp cần thiết” - ông Hùng nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo