xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cầu, đường tiềm ẩn tai họa

Thế Kha

Nhiều con đường, cây cầu vừa được sửa chữa, làm mới với số tiền hàng chục tỉ đồng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã lún nứt, hư hỏng

Trước thực trạng các công trình giao thông xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong dư luận, ngày 15-2, Bộ GTVT đã tổ chức hội nghị tăng cường quản lý chất lượng công trình giao thông và mổ xẻ những tồn tại lâu nay.

 
Hệ thống hạ tầng yếu kém
 
Theo Tổng cục Đường bộ VN (Bộ GTVT), hệ thống hạ tầng đường bộ tại VN còn yếu kém, công tác bảo trì đường bộ không kịp thời đã dẫn tới tình trạng đường sá xuống cấp; xảy ra những đe dọa ách tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, chất lượng mặt đường xấu, nhiều tuyến ổ gà, sình lún...
 
Một số dự án xây dựng cơ bản sau khi đưa vào khai thác đã bộc lộ bất cập về sụt trượt, thoát nước, hư hỏng khe co dãn và mặt đường như dự án cải tạo nâng cấp các Quốc lộ 1, 2, 3, 6, 48;  đường tránh Huế; cầu Phù Đổng; cầu Non Nước... khiến công tác bảo trì gặp không ít khó khăn.
 
Ông Trần Quốc Việt, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), cho biết những năm qua, nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được tăng cao.
 
Mỗi năm, ngành giao thông đưa vào khai thác hàng ngàn km đường bộ, hàng trăm chiếc cầu đường bộ, đường sắt cùng các cảng biển, cảng hàng không và những tuyến đường thủy.
 
 
img
Sự cố sập dầm cầu cạn Pháp Vân (Hà Nội) vào tháng 4-2010. Ảnh: Đỗ Du

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, một số dự án mới đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trình như  Quốc lộ 91 (Cần Thơ), Quốc lộ  53 (hợp phần bảo trì dự án WB4), Quốc lộ  72B, thảm BTN mặt cầu Thăng Long (Hà Nội), tuyến tránh Phú Yên... 
 
Chỉ riêng ở Hà Nội, trong năm 2010 đã xảy ra 2 sự cố công trình giao thông thu hút sự quan tâm của cả nước là sập dầm cầu cạn Pháp Vân (huyện Thanh Trì) và lún, nứt trên mặt cầu Thăng Long dù đã được đầu tư thảm bằng công nghệ tiên tiến với số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng.
 
Điệp khúc... thiếu
 
Về những hư hỏng trên, lãnh đạo Bộ GTVT đưa ra nhiều kiến giải, tuy nhiên chung quy vẫn là điệp khúc... thiếu. Đó là sự thiếu đồng bộ giữa các cơ quan, thiếu giám sát, thiếu nguồn vốn, thiếu nhân lực kỹ thuật cao, triển khai thiếu khoa học...
 
Theo Tổng cục Đường bộ VN, số lượng cầu yếu, tải trọng chưa đồng bộ với cấp đường còn nhiều (tổng số 565 cầu, trong đó 242 cầu chưa có dự án và 1.600 cầu không bảo đảm trọng tải H30).
 
Bên cạnh đó, mật độ phương tiện tăng nhanh, nhất là khu vực gần đô thị như tuyến Quốc lộ 1 tại Km 1871 (TPHCM) có 128.305 xe quy chuẩn/ngày đêm đã vượt quá năng lực phục vụ của đường.
 
Thành phần phương tiện rất hỗn hợp, tình trạng quá tải diễn ra khá phổ biến đã làm cầu đường bị xuống cấp; vấn đề an toàn giao thông, an toàn công trình nhiều khi bị đe dọa.
 

Nhiều doanh nghiệp thua lỗ lớn

Ông Đỗ Văn Quốc, Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ GTVT), nêu lên thực trạng quản lý tài chính tại các tổng công ty xây lắp giao thông thuộc Bộ GTVT: hệ số nợ đều quá 3 lần vốn điều lệ. Theo ông Quốc, hệ số nợ lớn ngoài nguy cơ mất khả năng thanh toán còn làm cho chi phí lãi vay lớn, doanh nghiệp bị động dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, không có tích lũy. Có 18 doanh nghiệp thuộc 7 tổng công ty thua lỗ âm vốn Nhà nước và Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng đưa vào danh sách cơ cấu nợ để chuyển đổi. Trong số doanh nghiệp này, Bộ GTVT xử lý tồn tại tài chính (thông qua hoạt động mua bán nợ) 7 công ty thuộc 4 tổng công ty. Việc xử lý đối với các doanh nghiệp còn lại rất khó khăn do vướng mắc về cơ chế, thủ tục và do các đơn vị này kinh doanh thua lỗ quá lớn.

Tình trạng đô thị hóa lấn chiếm hành lang đường bộ, cơi nới, tôn cao lề đường, dòng chảy gây ứ đọng nước đang diễn ra khá phổ biến dọc theo tuyến quốc lộ. Mặt khác, thời tiết phức tạp, khắc nghiệt đã làm công tác quản lý, bảo trì đường bộ thêm khó khăn.
 
Khó bảo đảm công bằng
 
Để giải quyết nguồn vốn, Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo đề án quỹ bảo trì đường bộ. Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, bộ đã trình cả hai phương án thu phí qua giá xăng dầu và qua đầu phương tiện vận tải để lấy ý kiến của xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ sẽ quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất.
 
Ông Dũng cho rằng phương án thu qua giá xăng dầu được nhiều nước trên thế giới áp dụng vì thực hiện đơn giản, dễ dàng và bảo đảm công bằng.
 
Tuy nhiên, phương án này cũng gặp vướng mắc khi Luật Thuế bảo vệ môi trường đã ấn định thu phí qua giá xăng dầu và khó khăn khi tổ chức thu với phương tiện sử dụng xăng dầu mà không lưu thông trên đường bộ...
 
Chính vì thế, theo ông Dũng, việc thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện vận tải được coi là có ưu thế hơn. “Chúng ta sẽ tổ chức cách thu làm sao cho đơn giản, không cồng kềnh nhưng quả thực cũng khó giải quyết được công bằng cho tất cả các phương tiện” - ông Dũng nói.
 
Theo phương án thu phí bảo trì qua đầu phương tiện vận tải mà Bộ GTVT gửi Chính phủ: Xe con, xe tải dưới 2 tấn, xe du lịch dưới 12 ghế sẽ phải đóng 180.000 đồng/tháng; xe từ 12 - 30 ghế, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn đóng 270.000 đồng/tháng; xe từ 31 ghế trở lên, xe tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn đóng 396.000 đồng/tháng; xe tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở container 20 feet đóng 720.000 đồng/tháng; xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở container 40 feet đóng 1,44 triệu đồng/tháng; xe gắn máy đóng 80.000 đồng/tháng; mô tô có dung tích xylanh đến 100cm³ đóng 100.000 đồng/tháng; mô tô có dung tích xylanh trên 100 – 175 cm³ đóng 120.000 đồng/tháng; mô tô có dung tích xylanh trên 175cm³ đóng 150.000 đồng/tháng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo