xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chết vì không muốn xấu hổ

ĐOÀN KHẮC XUYÊN

GS Yoshiki Sasai - nhà nghiên cứu xuất sắc của Trung tâm Sinh học phát triển (CDB) Riken ở thành phố Kobe, Nhật Bản - nổi tiếng với những thành tựu trong nghiên cứu tế bào gốc, vừa treo cổ tự sát hôm 5-8, ở tuổi 52.

GS Sasai là người hướng dẫn cho chuyên gia và là học trò của ông, cô Haruko Obokata, 30 tuổi. Hồi đầu năm nay, cô Obokata cho công bố 2 công trình nghiên cứu gây tiếng vang quốc tế về việc biến các tế bào gốc thành tế bào gốc đa năng (STAP cells) trong phòng thí nghiệm mà GS Sasai là người giám sát và đứng tên đồng tác giả. Tuy nhiên, sau đó, cô Obokata đối mặt với cáo buộc làm giả dữ liệu. Tạp chí khoa học danh tiếng Nature sau đó đã rút 2 bài nghiên cứu trên. GS Sasai bị cáo buộc đã không giám sát chặt chẽ nghiên cứu của cô Obokata.

Thẩm định của trung tâm Riken cho thấy GS Sasai không trực tiếp liên quan tới bất kỳ sai sót nào trong những sai sót của công trình mà học trò ông thực hiện. Nhưng ông nói ông cảm thấy rất xấu hổ vì 2 bài báo mà mình là đồng tác giả có quá nhiều lỗi và bị rút. Ông xin lỗi vì đã thiếu kiểm tra, thiếu sự lãnh đạo cần thiết và trên cương vị phó giám đốc CDB, sẵn sàng chịu bất kỳ quyết định nào liên quan tới trách nhiệm và vị trí của mình. Và rồi ông đã tìm tới cái chết.

Cái chết của ông khiến đồng nghiệp bàng hoàng. Ryoji Novori, nhà khoa học được trao giải Nobel Hóa học năm 2001 và là chủ tịch Trung tâm Riken, nói: “Cộng đồng khoa học thế giới đã mất đi một nhà khoa học không thể thay thế”. Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết cái chết của GS Sasai, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế phục hồi, là vô cùng đáng tiếc.

Là một nhà nghiên cứu khoa học với những thành tựu đã được ghi nhận, ở tuổi 52, GS Sasai còn tương lai dài ở phía trước. Và với thẩm định của CDB rằng ông không trực tiếp liên quan tới bất kỳ sai sót nào trong 2 bài báo và ông đã có thể rũ bỏ trách nhiệm của mình không mấy khó khăn, nhưng ông đã không làm thế. Ông chọn cái chết vì không muốn xấu hổ.

Nhiều người đặt câu hỏi ông có quá khắt khe với mình không, có cần thiết phải tìm đến cái chết để rửa sự xấu hổ không khi ông không trực tiếp chịu trách nhiệm? Thế nhưng ngược lại, trong một xã hội mà “dây thần kinh xấu hổ” nơi nhiều người dường như đã đứt, liệu cái chết của nhà khoa học Nhật có gợi lên điều gì không khi chúng ta thường xuyên phải chứng kiến sự chạy trốn trách nhiệm của những người mà trách nhiệm đã quá rõ ràng trước những sự cố gây thiệt hại rõ ràng cho người dân?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo