xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chờ du lịch cất cánh

An Quý

Du khách nước ngoài nườm nượp đổ vào Việt Nam, người dân trong nước cũng đi các tour nội địa nhiều hơn. Lượng khách cũng như giá trị vật chất chỉ riêng trong dịp Tết Giáp Ngọ đã tăng 30% so với cùng dịp năm ngoái...

Tình hình lạc quan vào đầu năm mới này khiến ngành du lịch phấn chấn và kỳ vọng nhiều hơn về một năm 2014 thắng lợi, tạo đà phát triển cho những năm tiếp đến.

Du lịch là ngành dịch vụ sinh lợi cao, đóng góp lớn cho nền kinh tế. Theo Tổng cục Du lịch, chỉ riêng năm 2013, tổng thu từ du khách đạt hơn 200.000 tỉ đồng (tăng 25% so với năm 2012). Nếu tính cả doanh thu từ các dịch vụ đi kèm thì con số này có thể gấp 1,65 lần. Vì thế, việc đầu tư, phát triển ngành du lịch luôn mang tính chiến lược ở tầm quốc gia.

Có nhiều cơ sở để tin vào triển vọng thành công của du lịch Việt Nam trong tương lai gần. Trước hết là nhờ tiềm năng du lịch rất lớn của nước ta. Đến nay, nước ta đã có 8 “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” và 7 di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Di sản Thiên nhiên thế giới. Kèm theo đó là hàng trăm danh lam thắng cảnh trải dài từ Bắc chí Nam và khoảng 8.000 lễ, hội - cơ sở để phát triển du lịch văn hóa. 7,5 triệu lượt khách đến Việt Nam trong năm 2013 dù còn khiêm tốn nhiều so với Thái Lan, Malaysia nhưng đã cán đích trước 2 năm so với kế hoạch mà ngành du lịch đề ra. Được như vậy là nhờ sức hút từ tiềm năng du lịch dồi dào đó.

Kế đến là nhờ các giải pháp, chính sách làm du lịch khá hợp lý gần đây. Đó là hàng loạt chương trình giảm giá, kích cầu, qua đó thu hút người dân chi tiêu cho du lịch nhiều hơn. Ngoài ra, “Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được thực hiện bài bản hơn, phát triển theo chiều sâu thay vì chiều rộng, chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch nhắm đến du khách quốc tế. Hiệu quả trước mắt đã thấy: Tỉ trọng chi tiêu của du khách quốc tế đến Việt Nam cao hơn chi tiêu của du khách trong nước đến 25% - mức khá cách biệt so với trước đây. Các trung tâm động lực phát triển du lịch của địa phương (như tứ giác Hà Nội - Hạ Long - Hải Phòng - Ninh Bình; duyên hải Nam Trung Bộ với 2 tâm điểm Nha Trang, Phan Thiết; ở phía Nam: trung tâm là TP HCM kết nối với các tỉnh lân cận; ở Tây Nguyên: Đà Lạt là trung tâm của cả vùng...) và bước đầu hình thành những thương hiệu du lịch mạnh là 2 yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp không khói này cất cánh.

Năm 2014, ngành du lịch đặt mục tiêu thu hút 8,3 triệu lượt khách quốc tế, 37,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du khách đạt 250.000 tỉ đồng. Những yếu tố nền tảng đã có sẵn, vì thế có đạt được mục tiêu hay không chỉ còn tùy thuộc vào quyết tâm của lãnh đạo ngành. Nên bắt đầu bằng cách giải quyết rốt ráo những vấn đề trầm kha trước nay, như: bảo đảm tối đa an toàn cho du khách; quyết liệt dẹp nạn chặt chém, chèo kéo, lừa đảo; tăng cường liên kết, hợp tác giữa các hãng lữ hành; tạo điều kiện thuận lợi hơn về visa cho du khách...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo