xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cho thuê đất rừng ... giá bèo!

ANH TÚ - TÂN TIẾN - HOÀNG DŨNG

Mặc dù người dân và doanh nghiệp thiếu đất sản xuất nhưng nhiều địa phương đã cho nước ngoài thuê đất trồng rừng với giá rẻ mạt

Báo cáo tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện còn 8 tỉnh cho nước ngoài thuê hơn 19.000 ha đất trồng rừng, trong đó nổi bật là Bình Định, Quảng Nam và Bình Phước.

Nghịch lý

Năm 1995, Công ty TNHH Trồng rừng Quy Nhơn (gọi tắt là QPFL, trụ sở ở TP Quy Nhơn) được UBND tỉnh Bình Định cấp phép hoạt động và cho thuê 10.000 ha đất để trồng rừng, thời hạn 35 năm với giá chỉ... 21 đồng/m2/năm.

Đến nay, QPFL đã triển khai trồng rừng trên tổng diện tích 9.762 ha tại 8 huyện trong tỉnh, cây trồng chủ yếu là keo và bạch đàn. Sau 7 năm triển khai (từ năm 2002), mỗi năm, QPFL khai thác và trồng mới khoảng hơn 1.000 ha rừng. Trong khi đó, tại tỉnh này vẫn còn không ít người dân đang thiếu đất canh tác, dẫn đến xung đột lợi ích giữa người dân nơi có dự án trồng rừng và QPFL trong thời gian qua.
 
“Bao đời nay, chúng tôi sống nhờ vào rừng. Vậy mà mấy năm gần đây, đụng chỗ nào chính quyền cũng nói là đất dự án trồng rừng của QPFL. Cứ như thế thì đời con cháu chúng tôi lấy gì mà sống?” - ông Nguyễn Văn Tạo (ngụ xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân) bức xúc.
img

Thiếu đất sản xuất, người dân huyện Tây Giang - Quảng Nam phá rừng lấy gỗ để bán. Ảnh: HOÀNG DŨNG

Một nghịch lý nữa là trong khi tỉnh Bình Định “hào phóng” cho doanh nghiệp nước ngoài thuê gần 10.000 ha đất trồng rừng với giá chỉ 21 đồng/m2/năm thì nhiều doanh nghiệp tại tỉnh này lại phải “khăn gói” ra nước ngoài… thuê đất trồng rừng. Điển hình, trong gần 10 năm qua, 2 doanh nghiệp lớn ở Bình Định là Công ty Dược trang thiết bị y tế Bình Định và Tổng Công ty Sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định đã sang Lào thuê hơn 10.000 ha đất để trồng rừng.

Thuê đất để... bán

Sau khi được ông Nguyễn Huy Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, ký văn bản thuận quy hoạch đất lâm nghiệp vào ngày 8-11-2006 cho Công ty TNHH Tehlim Engineering & Construction (Hàn Quốc) đầu tư, đến ngày 8-12-2006, ông Phạm Văn Tòng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ký cấp giấy chứng nhận đầu tư lần thứ nhất cho công ty trên đăng ký kinh doanh với tên của doanh nghiệp tại Việt Nam là Công ty TNHH Vina Phygen (Công ty Vina Phygen, 100% vốn Hàn Quốc), vốn điều lệ 48 tỉ đồng, người đại diện theo pháp luật là giám đốc Lee Jun Hee (quốc tịch Hàn Quốc).

Ngày 6-7-2007, ông Phạm Văn Tòng ký quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất lâm nghiệp tại tiểu khu 199 và 205 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai cho Công ty Vina Phygen thực hiện dự án trồng cây xoan chịu hạn với tổng diện tích là 966 ha đất ở xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng. Theo đó, trồng 754,66 ha cây xoan chịu hạn và phải có trách nhiệm bảo vệ 196 ha rừng/966 ha được cấp. Tháng 6-2008, UBND tỉnh Bình Phước ban hành quyết định thu hồi 671 ha tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (671 ha) cho Công ty Vina Phygen thuê với thời hạn
30 năm.

Thế nhưng, khi chưa có các quyết định trên, ngay từ năm 2006, Công ty Vina Phygen đã thu hồi đất của hơn 103 hộ dân đang canh tác trên diện tích 196 ha nhưng đền bù không thỏa đáng. Điều đáng nói là sau khi thu đất, Công ty Vina Phygen không thực hiện dự án mà rao bán với giá 12 tỉ đồng (671 ha). Thấy quá rẻ, những “cò” đất đã bắt mối bán cho Công ty TNHH Cầu đường Đồng Phú (trụ sở tại thị xã Đồng Xoài - Bình Phước) với giá 15 tỉ đồng, sau đó tăng lên đến
39 tỉ đồng.

Ngay sau khi phát hiện Công ty Vina Phygen bán đất dự án, tháng 2-2012, Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo thu hồi đất đã cho Công ty Vina Phygen thuê nhưng các cơ quan chức năng vẫn không thực hiện. Ngày 22-6, Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước đã giao công an tỉnh xin ý kiến của Bộ Công an và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Khánh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước, cho biết đến nay, Công ty Vina Phygen vẫn khẳng định đang tiếp tục triển khai dự án. “Sau khi có bản hợp đồng đã công chứng giữa Công ty Vina Phygen với Công ty TNHH Cầu đường Đồng Phú, cơ quan chức năng đã mời đại diện doanh nghiệp này đến làm việc thì họ khẳng định chỉ bán cây trồng trên diện tích đất thuê chứ không bán dự án” - ông Khánh nói.

Theo ông Khánh, hiện hợp đồng giữa 2 doanh nghiệp trên đã được rút lại và Công ty Vina Phygen đang tiếp tục trồng cao su. Sau này, nếu phát hiện có việc sang nhượng dự án thì UBND tỉnh sẽ thu hồi số diện tích đất đã cho Công ty Vina Phygen thuê để giao lại cho Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé quản lý.

Cho không

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, ngày 10-7-2008, UBND tỉnh Quảng Nam cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Innov Green (Hồng Kông) về việc đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên Innov Green Quảng Nam để thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu tại 9 huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Quế Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My và Tiên Phước. Diện tích đất dự kiến sử dụng là 30.000 ha, trong đó có 20.000 ha thuê đất để công ty tự trồng và 10.000 ha hợp tác với người dân để trồng, thời gian thực hiện là 50 năm.

Theo hợp đồng giữa nhà đầu tư với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, giá thuê đất chỉ là 2,75 đồng/m2/năm. Ông Dương Chí Công, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, cho biết sau khi có sự phản ánh của dư luận, tháng 8-2010, UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Innov Green Quảng Nam dừng việc triển khai trồng rừng trên diện tích mà UBND tỉnh đã cấp. Hiện nay, UBND tỉnh đã giao các cơ quan chức năng làm thủ tục để thu hồi lại đất cho công ty nước ngoài này thuê. “30.000 ha chỉ là diện tích đất dự kiến của dự án. Thực chất, từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010, UBND tỉnh Quảng Nam mới hoàn thành thủ tục cấp 1.002 ha đất tại 4 xã của huyện Tây Giang cho Công ty TNHH một thành viên Innov Green Quảng Nam” - ông Công giải thích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo