xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Chờ xem Trung Quốc nói gì về tấm bản đồ quý"

MỸ NHUNG (Tổng hợp)

Sự kiện Việt Nam tìm thấy tấm bản đồ do nhà Thanh của Trung Quốc xuất bản năm 1904, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, đang là tâm điểm chú ý của dư luận.

Tin tức về tấm bản đồ được các trang mạng thông tin lớn của Trung Quốc như Sina, Ifeng, Stockstar… đồng loạt đưa tin ngày 27-7 nhưng chưa hề có phản ứng hay bình luận gì từ phía chính quyền Bắc Kinh.
 
Bằng chứng không thể chối cãi
 
Trong số hàng chục phản hồi gửi Báo Người Lao Động chỉ trong buổi sáng 29-7, bạn đọc nào cũng hồ hởi đánh giá tấm bản đồ là bằng chứng hùng hồn về việc Trung Quốc không “dây mơ rễ má” gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 
 
Bạn đọc Xuân Thanh: “Hoan hô, thật là may vì phát hiện ra tấm bản đồ vào ngay lúc đang căng thẳng như thế này!” 
 
Bạn đọc Thiên Kim: “Thiệt là quý hơn vàng đó nghen. Lâu nay tui vẫn nghe nói Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam mình có chính nghĩa, nên tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao và luật pháp để cộng đồng quốc tế ủng hộ mình”.
 
Bạn đọcLã Xuân Ngữ: “Quả thực đây là tài liệu rất quý , một bằng chứng pháp lý rất quan trọng khi truyền thông và khởi kiện khi cần ra quốc tế".
 
img
Tiến sĩ Mai Hồng chỉ vào tấm toàn đồ Trung Quốc, dừng lại ở cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Không hề có Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) trong tấm bản đồ quý và chính thống này -
Ảnh: Việt Dũng/ Tuổi Trẻ
 
Có trong tay bằng chứng vô giá này, bạn đọc cũng rất mong chờ nghe bình luận từ phía Trung Quốc, nhất là sau hàng loạt phát ngôn ngạo ngược cũng như hành động ngang nghiên đành bắt hải sản tại quần đảo Trường Sa, mời thầu dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và cao điểm nhất là trắng trợn thành lập thành phố Tam Sa cũng như cho quân đội đồn trú tại đây nhằm khống chế biển Đông.
 
Bạn đọc Hùng: “Tấm bản đồ này đã được loan báo trên mạng Trung Quốc thì xem lãnh đạo diều hâu Trung Quốc nói gì với dư luận mình đây. Hay lại cãi chày cãi cối, chà đạp lên hoàng triều nhà Thanh tổ tiên của họ? Tôi chắc họ cũng lục tung kho tư liệu sử học để tìm tấm bản đồ nào đó của Việt Nam ngày xưa mà không có Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng tiếc thay, ngàn đời bản đồ lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đã là vậy và mãi mãi là như vậy. Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”.
 
Bạn đọc Thonho: “Thật ra thì chính quyền quân sự của Trung Quốc biết rất rõ điều này nhưng họ cứ lờ đi, chỉ ấp ủ trong đầu mộng xâm lăng, để xem Việt Nam bé nhỏ làm thế nào để chống cự được họ. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng nói rằng Việt Nam cố gắng đòi lại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng phương pháp hòa bình chứ không phải chiến tranh. Chúng ta hãy cố gắng được như thế nhé”.
 
Bạn đọc Cát xanh: “Giới chức nước này vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào". Vì từ đầu họ đã thừa biết điều đó, họ biết rõ tất cả, chỉ là ta đây không quan tâm bất cứ thông tin, bằng chứng gì. Ta chỉ quan tâm đến cái ta muốn và ta phải có mà thôi. Đồng thời họ chẳng muốn há miệng mắc quai. Càng không bao giờ có quan niệm NHẦM LẪN, XIN LỖI”.
 
Tích cực tuyên truyền trong nước và thế giới
 
Không ít bạn đọc hy vọng với tấm bản đồ quý báu này, Trung Quốc sẽ xem xét lại thái độ xâm lấn chủ quyền hiếu chiến thời gian qua, như bạn đọc handsomegarfield: “Không phải tự nhiên mà những thông tin này đến được người dân Trung Quốc theo cách chính thống thế này. Hy vọng đây là hành động bắc thang để có đường bước xuống...”
 
Tuy nhiên, liên tiếp các hành vi lật lọng của “anh bạn láng giềng” khó lường cũng khiến bạn đọc cẩn thận nhắc nhở.
Bạn đọc hienminh: “Trang Sina là trang web lớn của Trung Quốc, vì vậy có thể thấy tầm ảnh hưởng của tấm bản đồ đem lại, nhưng tầm ảnh hưởng của các vị "diều hâu" trong bộ máy chính quyền Trung Quốc còn cao hơn nhiều. Vì vậy, với cuộc chiến này, Việt Nam chúng ta phải: ngoại giao, đàm phán, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới”.
 
Bạn đọc Trần Hải: “Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì vì khá bất ngờ. Tuy nhiên đổi trắng thay đen là ngón nghề của Trung Quốc. Thí dụ : chỉ có bản đồ có đứt đoạn thì mới có sơ sở pháp lý…”   
 
Để có thể phát huy lợi ích của tấm bản đồ, rất nhiều bạn đọc “hiến kế” tăng cường tuyên truyền đến người dân trong nước, thế giới và nhất là người dân Trung Quốc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trướng Sa. Giữ gìn tấm bản đồ thận trọng cũng là việc phải ưu tiên.
 
Bạn đọc ong hai: “Tôi và tất cả người Việt Nam vui mừng vì sự thật lãnh thổ Việt Nam đã được người Trung Quốc thừa nhận trên bản đồ do nhà Thanh in ấn xuất bản đầu thế kỷ 20. Một lần nữa cả thế giới hiểu rõ âm mưu bành trướng của Trung Quốc nhiều năm nay. Theo tôi, cần làm cho người dân Trung Quốc biết được về biển Đông và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam, trước mắt là phát trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng, đầu tiên là tiếng Trung Quốc”.
 
Bạn đọc lê hùng: “Tôi đề nghị copy tấm bản đồ lên thành nhiều bản, đặt ở mọi ngã đường Việt Nam cho mọi người cùng xem kể cả khách nước ngoài”.
 
Bạn đọc ThượngĐức: “Nên xuất bản hàng loạt bản sao tấm bản đồ này, trước hết dùng cho môn Địa - Sử- chính trị thời sự ở trường học trên toàn cõi Việt Nam. Việt Nam càng phải cảnh giác trong việc in ấn bản đồ, sử dụng bản đồ trong bất cứ tình huống nào, như chúng ta đã chú ý trong chương trình dự báo thời tiết. Riêng địa lý - lịch sử địa phương của TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa càng phải ghi nhớ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là 1 đơn vị hành chính thuộc địa phương mình. "Cuộc chiến bản đồ" sẽ ngày càng dữ dội trên diễn đàn ngoại giao, đấu tranh chính trị bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta".
 
Bạn đọc Lã Xuân Ngữ: Tấm bản đồ này cần tuyên truyền sâu rộng tới người dân và nhiều tổ chức quốc tế. Có thể đưa vào trường học để mọi thế hệ biết được đâu là ranh giới biển đảo, quần đảo, lãnh thổ, lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam”.
 
Bạn đọc Bà 8 Sydney: “Tôi thấy cách trưng bày tấm bản đồ này không ổn. Ai tới xem cũng có thể sờ mó. Rủi mà kẻ xấu cài người vào tiêu hủy thì sao? Tốt nhất nên trưng bày bản copy, còn bản chính thì phải cất kỹ. Đây là bằng chứng lịch sử quí giá. Rất có ích khi ra tòa án quốc tế sau này”.
 
Bạn đọc Lê Kiện: “Đây là bằng chứng không thể chối cãi. Và đó cũng là tài sản quốc gia. Nó là biển, là Hoàng Sa và Trường sa. Vì vậy kính mong Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và chính phủ phải tuyệt đối bảo quản và bảo vệ. Cảnh giác âm mưu đánh cắp hoặc phá hoại”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo