xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống “ăn vặt”, nào khó!

Nguyễn Ngọc Điện

Tham nhũng vặt được hiểu là những vụ lót tay nhỏ dành cho các viên chức giữ một vị trí nào đó trong quy trình giao tiếp chuyên môn giữa cơ quan công và người dân thường.

Theo một kết quả khảo sát mới được công bố, nạn tham nhũng vặt đã và đang phổ biến tại nhiều nơi. Muốn yêu cầu của mình được đáp ứng suôn sẻ, nhanh chóng thì người dân phải lót tay cho viên chức phụ trách; bằng không, người dân sẽ đương đầu với hàng tá đòi hỏi về thủ tục, giấy tờ, tha hồ đánh vật.

Thật ra, chẳng cần kết quả khảo sát được công bố, xã hội mới biết được điều này. Từ lâu, hầu hết người dân có nhu cầu giao tiếp với cơ quan công đều nhận thức về sự hiện hữu của nó và chấp nhận, như cách người ta tuân thủ một luật bất thành văn, để được việc.

Đồng lương không đủ sống được cho là một trong các nguyên nhân chính của tệ nạn ấy. Bởi vậy, cải thiện thu nhập chính thức của công chức là một trong những biện pháp chống tham nhũng thường được nhắc đến và trên thực tế, đang trong lộ trình thực hiện. Người ta tin rằng nếu có thể sống được bằng đồng lương thì công chức ít quan tâm đến việc khai thác các khả năng kiếm tiền khác, nhất là kiếm tiền bằng con đường hối mại quyền thế. Thế nhưng, lòng ham muốn của con người thường không có giới hạn. Dù bổng lộc chính thức dồi dào nhưng nếu có điều kiện, người ta vẫn tiếp tục thu nạp.

Phải làm sao để viên chức, dù muốn, cũng không thể, không có điều kiện kiếm chác bằng cách hạch sách, nhũng nhiễu. Theo kinh nghiệm chống tham nhũng ở các nước, điều quan trọng là phải làm thế nào để người dân không lo lắng về việc bị làm khó dễ khi đến giao dịch tại cửa công; luôn có được thái độ tự tin, ung dung khi giao tiếp với viên chức công theo cung cách của một người được phục vụ, chứ không phải của một người đi xin và chờ được cho. Phải làm cho người dân tin rằng một khi các thủ tục luật định được thực hiện đầy đủ thì quy trình xử lý công việc sẽ vận hành suôn sẻ mà không cần trợ lực bằng các “chất bôi trơn”; các yêu cầu của người dân sẽ được đáp ứng đầy đủ, đúng như cam kết.

Minh bạch hóa thông tin về quy trình, thủ tục hành chính được xác định là biện pháp chủ yếu để đạt được điều đó. Tất nhiên, một khi nắm rõ diễn tiến của các công đoạn xử lý công việc, người dân sẽ yên tâm hơn khi chờ đợi và ít nghĩ đến chuyện chạy chọt. Đã có những nỗ lực nhất định trong thời gian qua nhằm đơn giản hóa và công khai hóa thủ tục, quy trình nhưng thật ra, minh bạch hóa chưa đủ. Để người dân chấp nhận tuân theo khuôn mẫu ứng xử được công khai với sự tin tưởng thì cần có sự bảo đảm rằng cơ quan nhà nước cũng tuyệt đối, nghiêm túc tôn trọng khuôn mẫu đó.

Ngoài ra, cần có biện pháp chế tài thật nghiêm đối với các vị trí trong bộ máy cố tình dây dưa, chậm trễ trong tác nghiệp dẫn đến việc không thể hoàn thành công tác đúng hạn luật định. Viên chức có lỗi, tùy theo mức độ, phải bị hạ bậc lương, giáng cấp, buộc thôi việc… và phải bồi thường thiệt hại. Việc chế tài phải được thực hiện theo thủ tục gọn, đơn giản, cho phép xử lý thật nhanh và dứt khoát, không thỏa hiệp để bảo đảm hiệu quả răn đe.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo