xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống rửa tiền để ngăn tham nhũng

Tô Hà

Tại Việt Nam, rửa tiền là công cụ để tham nhũng và tham nhũng tạo điều kiện cho rửa tiền

Trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng chống rửa tiền, đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều thống nhất sự cần thiết phải ban hành luật này. Bởi vì Việt Nam đang có nguy cơ trở thành nơi tập trung của những hành động rửa tiền do hội nhập kinh tế cộng với đặc điểm lưu thông tiền mặt rất cao. Song nhiều nội dung quan trọng của dự thảo luật lại chưa nhận được sự thống nhất của ĐB.

Không nên gắn với tài trợ khủng bố

ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) là một trong số ít ĐB cho rằng cần đưa ngay nội dung về tài trợ khủng bố vào Luật Phòng chống rửa tiền. Như vậy, sẽ có điều khoản “chặn” trước ở luật này, bảo đảm ngăn ngừa được tội phạm rửa tiền đồng thời thực hiện được cam kết quốc tế đúng thời hạn trong khi chờ ban hành một luật riêng về phòng chống khủng bố.

img
Giao dịch tiền mặt vẫn phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: TẤN THẠNH
Nhiều ĐBQH khác lại có quan điểm chưa nên đưa nội dung về tài trợ khủng bố vào Luật Phòng chống rửa tiền vì đây là vấn đề cần được nghiên cứu và cân nhắc kỹ để bảo đảm sự hài hòa trong việc tuân thủ các cam kết quốc tế và chủ quyền của quốc gia. Hơn nữa, Luật Phòng chống khủng bố cũng đã có trong chương trình xây dựng pháp luật của QH khóa XIII.

Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM), Bộ Luật Hình sự vừa sửa đổi đã có 3 điều liên quan đến tội phạm về tài trợ khủng bố. Gắn chuyện rửa tiền với tài trợ khủng bố như dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền là có phần gượng ép vì không chỉ có tiền “bẩn” mới được sử dụng để tài trợ khủng bố.

Tôn trọng quyền tài sản công dân

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng trên thế giới, việc phòng chống rửa tiền thường gắn với hoạt động chống khủng bố nhưng ở Việt Nam, phòng chống rửa tiền lại là biện pháp quan trọng chống tham nhũng. Rửa tiền là công cụ để tham nhũng và ngược lại, tham nhũng tạo điều kiện cho rửa tiền. Do đó, Việt Nam phải có quy định thích hợp để đối phó hiệu quả, không thể chỉ hoàn toàn áp dụng theo thông lệ quốc tế. Ví dụ, ở nước ngoài, một người vào cửa hàng ăn uống rút một xấp tiền khoảng 10 tờ 100 USD sẽ bị  nghi ngờ. Còn ở Việt Nam, vác cả bao tiền, thậm chí vác bao vàng, đi giao dịch cũng không có vấn đề gì.

ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng với đặc điểm kinh tế Việt Nam, có vô số “cổng” để rửa tiền, trong khi các nước trên thế giới gần như chỉ có một “cổng” là giao dịch tín dụng ngân hàng. Chỉ cần mua một căn hộ cao cấp là chúng ta có thể rửa hàng triệu đô la, mà hoàn toàn giao dịch bằng tiền mặt. Thực tế diễn ra phức tạp như vậy nhưng dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền quá đơn giản. “Tất cả những nội dung trong dự thảo chỉ giống như là một quy chế nội bộ ngân hàng. Nếu tôi là người định rửa tiền, đọc luật này xong, tôi lách được ngay” - ĐB Dương Trung Quốc nói.

Theo đánh giá của nhiều ĐBQH, phương thức rửa tiền phổ biến nhất tại Việt Nam là thông qua các hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp, đầu tư bất động sản, kinh doanh chứng khoán… vì chúng ta có thời gian dài thu hút đầu tư nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, không bắt buộc thanh toán qua ngân hàng… Dự thảo luật nên đề cập việc minh bạch hóa thu nhập, tài sản cá nhân và coi đó như điều kiện hàng đầu về công cụ hữu hiệu trong phòng chống tham nhũng, rửa tiền.

Song theo ĐB Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận), muốn đạt được mục đích phòng chống rửa tiền, ngăn chặn tiền “bẩn” cũng phải tôn trọng các quyền, nhất là quyền tài sản của công dân.

Một nội dung khác chưa có sự thống nhất trong phiên thảo luận này là đầu mối chủ trì hoạt động phòng chống rửa tiền nên giao cho một cơ quan thuộc Ngân hàng Nhà nước như dự thảo hay giao cho một cơ quan thuộc Bộ Công an. Theo đó, số đông cho rằng chỉ Ngân hàng Nhà nước đảm nhận trách nhiệm này sẽ không có hiệu quả cao.

Hôm nay (16-11), QH thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và thảo luận ở tổ về hai dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi), dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bỏ giám định tư pháp của công an tỉnh?

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Giám định tư pháp, ĐBQH đã tập trung về nội dung chuyển lực lượng giám định tư pháp của công an tỉnh sang giám định của tỉnh, như vậy là hoạt động giám định tư pháp sẽ giao cho ngành y tế. ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (TPHCM) tán đồng với đề xuất này vì cho rằng ngành y tế có giám định tâm thần, công an không có. Trong khi hiện nhiều tỉnh, thành chưa có giám định tư pháp của công an; còn ngành y tế lại có. Mặt khác, ngành y tế giám định sẽ bảo đảm tính chính xác, khách quan hơn công an vì không chịu áp lực làm án.

Ngược lại với ý kiến của bà Tiến, hầu hết ĐB phản đối việc chuyển giám định tư pháp cho ngành y tế. ĐB Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ) cho rằng trong hoạt động điều tra, công tác giám định pháp y rất quan trọng. Khi xảy ra nhiều vụ án cùng lúc, việc trưng cầu giám định y tế rất khó khăn hoặc nếu trưng cầu giám định của tỉnh rất mất thời gian, làm cản trở quá trình điều tra. 

T.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo