xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ quyền với Hoàng Sa có trong sách giáo khoa Việt Nam từ thế kỷ 19

Tin - ảnh: Dương Ngọc

(NLĐO)- Hoàng Sa, Trường Sa đã được đưa vào sách giáo khoa Việt Nam từ thế kỷ 19, dưới thời vua Tự Đức, theo các tài liệu Hán Nôm cổ chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa được công bố hôm nay 3-6 tại Hà Nội.

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Tá Nhí, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nói về chữ Bãi Cát Vàng chỉ Hoàng Sa trong các tư liệu Hán Nôm cổ của Việt Nam

Nhà nghiên cứu Nguyễn Tá Nhí, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nói về chữ "Bãi Cát Vàng" chỉ Hoàng Sa trong các tư liệu Hán Nôm cổ của Việt Nam

 

Tập sách Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông đã chính thức ra mắt sáng 3-6 tại Hà Nội, cung cấp những căn cứ khoa học và pháp lý mạnh mẽ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cuốn sách dày gần 500 trang này do Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn trên cơ sở 3.000 trang bản thảo từ đề tài đồ sộ Thư mục Hán Nôm về biển, đảo Việt Nam mà 50 cán bộ của Viện đã dày công nghiên cứu, tuyển chọn từ năm 2009.

Theo PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm), hệ thống tư liệu Hán Nôm với 46 đơn vị tư liệu trong cuốn sách gồm 4 loại tài liệu: các tập bản đồ; các bộ sử, địa chí, hội điển; các tập văn bản hành chính; các tập thơ văn, tạp văn… đều chứng tỏ trong lịch sử, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Nhà nước Trung Quốc mới chiếm đoạt Hoàng Sa từ đầu năm 1974. “Trong lịch sử, các bản đồ của Trung Quốc và phương Tây đã thể hiện rõ điều này. Sự thật lịch sử phải được tôn trọng, không thể nói một cách gian lận và trắng trợn như các nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay được” - PGS Mạnh khẳng định.

Trong đó, theo PGS Mạnh, tài liệu Hán Nôm cổ nhất ghi rõ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa là bản đồ: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, đóng chung trong Hồng Đức bản đồ được thực hiện từ thế kỷ 17 (khoảng từ năm 1630 đến năm 1653), trong đó gọi Hoàng Sa theo tiếng Hán Nôm là Bãi Cát Vàng. Ngoài ra còn có các sách Thiên hạ bản đồ, Thiên Nam lộ đồ, Nam Việt bản đồ, Địa đồ (bản đồ vẽ thời Minh Mệnh), Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (bản đồ do Đỗ Bá Soạn vẽ)… Tổng cộng có vài chục đơn vị tài liệu với hàng trăm tư liệu bản đồ.

Bên cạnh đó, tập sách còn giới thiệu các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được ghi chép trong các bộ sử như Đại Việt sử ký tục biên (do chúa Trịnh Sâm sai biên soạn vào năm 1775), Phủ biên tạp lục, Đại nam thực lục… địa chí có các tập Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn soạn năm 1776; Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1882)… Các tập văn bản hành chính với hàng trăm trang ghi chép, trong đó các tập châu bản triều Nguyễn ghi rõ các chúa Nguyễn và vua triều Nguyễn đã đã từng sai người đi thăm dò, khảo sát đường biển, vẽ bản đồ cắm mốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đối với mỗi đơn vị tư liệu, ban biên tập trích tuyển tư liệu gồm: nguyên văn chữ Hán, phiên âm Hán Việt và dịch nghĩa tiếng Việt. Đây là công trình được cho là bài bản, công phu nhất từ trước đến nay để công bố các tư liệu gốc từ các thư tịch Hán Nôm cổ cho thấy chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam. 8 bản đồ quý thời Lê, Nguyễn được phóng to, treo tại buổi công bố, trên các bản đồ này đều vẽ hình ảnh Hoàng Sa với chữ Hán và chữ Nôm là Bãi Cát Vàng.

“Các bộ sử như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục... là các bộ sử của nhà nước thời bấy giờ, Khải đồng thuyết ước là sách giáo khoa của nhà nước, có nhà xuất bản, có tờ trình của các quan lại trình vua phê chuẩn... cho thấy tính pháp lý cao của tư liệu này” - PGS Mạnh khẳng định.

 

Ông Scott D. Harris, một nhà báo Mỹ tìm hiểu tư liệu cho thấy Việt Nam đã đưa Hoàng Sa vào giảng dạy trong sách giáo khoa từ thế kỷ 19
Ông Scott D. Harris, một nhà báo Mỹ tìm hiểu tư liệu cho thấy Việt Nam đã đưa Hoàng Sa vào giảng dạy trong sách giáo khoa từ thế kỷ 19

 

PGS Mạnh cho biết thêm: Cuốn Khải đồng thuyết ước của Phạm Phục Trai in năm 1881 (thời Nguyễn, vua Tự Đức), là cuốn sách giáo khoa thời đó dạy trẻ em các kiến thức về xã hội, thiên nhiên, cách tu dưỡng bản thân… có vẽ Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trao đổi về việc sách giáo khoa hiện nay không đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa, GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết sắp tới Viện sẽ kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa.

Tại buổi ra mắt cuốn sách, GS-TS Nguyễn Xuân Thắng cho biết dự kiến sẽ dịch và xuất bản cuốn sách bằng tiếng Anh trong thời gian tới, để đưa tới cho bạn bè quốc tế những tư liệu quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 

Hình vẽ Hoàng Sa rõ ràng trên bản đồ tư liệu Hán Nôm cổ của Việt Nam
Hình vẽ Hoàng Sa rõ ràng trên bản đồ tư liệu Hán Nôm cổ của Việt Nam

 

“Công trình này đã được tiến hành từ rất lâu, tư liệu có đến vài xe tải mới chở hết, nhưng, hiện nay, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, là thời điểm thích hợp để công bố các bằng chứng lịch sử để toàn dân ta hiểu, thế giới hiểu được, nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của chúng ta ở Biển Đông” - GS Thắng khẳng định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo