xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia: Kịch tính từ thí sinh, trục trặc từ BTC

 

Đỗ Lâm Hoàng (Trường THPT Gò Vấp - TPHCM), đoạt giải nhất trị giá 35.000 USD; Nguyễn Nguyên Thái Bảo (Trường Quốc học-Huế) giải nhì; Nguyễn Thị Ngọc Thơ (Trường chuyên KonTum) và Nguyễn Trung Dũng (Trường Chu Văn An-Thái Nguyên)

Có lẽ trong lịch sử các trận chung kết của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, chưa lần nào kịch tính, hấp dẫn và có nhiều điều đáng nói như trận chung kết diễn ra ngày 22-8.

Cả bốn bám sát nhau

Cả bốn nhà leo núi cùng làm cho khán giả hài lòng vì những điểm số khá cao ở phần “Khởi động”. Ngay vòng thi đầu tiên, những nhân vật chính đã hứa hẹn đem đến cho khán giả một trận chung kết hấp dẫn bởi những cuộc rượt đuổi đầy kịch tính. Kết thúc vòng hai - “Vượt chướng ngại vật” - trừ Trung Dũng, điểm số của cả Thái Bảo, Lâm Hoàng và Ngọc Thơ đều tăng gấp đôi. Lâm Hoàng đã xuất sắc tìm được từ chìa khóa “Nào anh em ta” để nâng điểm số của mình lên 110, bám sát sau Hoàng là Thái Bảo với 100 điểm. Nhìn các bạn “tăng tốc”, Trung Dũng, người đến từ đất Thái Nguyên, có vẻ hơi mất bình tĩnh, nhưng đến câu hỏi thứ ba của vòng thi này thì có tới ba người cùng bằng điểm nhau: 120 điểm. Cú đột phá bất ngờ đã đem đến cho Dũng 80 điểm để có thể đuổi kịp các bạn. Ngay lập tức, Thái Bảo chọn “ngôi sao hy vọng” để đem về cho mình 40 điểm. Trừ vòng thi đầu tiên, ở các vòng thi sau, Bảo luôn luôn là người theo sát Lâm Hoàng.

Cuộc rượt đuổi thực sự quyết liệt và gay cấn khi các vận động viên bứt phá ở vòng thi “Về đích”. Không đắn đo, các thí sinh đều chọn những câu hỏi 30 điểm để giành điểm số cao nhất. Mặc dù tưởng mắc “bẫy” của Ban Tổ chức (BTC) ở câu hỏi thể thao nghệ thuật “có phải cả ba bộ phim Chí Phèo, Đất nước đứng lên và Mùa ổi đều chuyển thể

Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải:

Sẽ thưởng xứng đáng cho Đỗ Lâm Hoàng

Tôi không có dịp xem trực tiếp trận chung kết “ường lên đỉnh Olympia sáng 22-8. Song, ngay khi cuộc thi kết thúc, tôi đã nhận được nhiều tin nhắn chúc mừng của nhiều người, nhiều giới. Tôi xúc động và vui đến khó tả. Bởi đây là lần đầu tiên chức vô địch thuộc về một học sinh của TPHCM. Tôi cho rằng để đoạt được chức vô địch, ngoài một chút may mắn thì kiến thức, sự tự tin đã giúp em Đỗ Lâm Hoàng thành công. Tôi chúc Đỗ Lâm Hoàng phát huy thắng lợi này để học giỏi hơn nữa, thực hiện trọn vẹn ước mơ. TP sẽ có phần thưởng xứng đáng dành cho em.

M. Nam ghi

từ tác phẩm văn học” nhưng Dũng vẫn đem về cho mình 30 điểm. Lâm Hoàng, dù trả lời lòng vòng và hơi khó hiểu về cách tính thời gian của hai chiếc đồng cát nhưng cuối cùng cũng được MC Lưu Minh Vũ công nhận kết quả đúng. Kết thúc lượt câu hỏi thứ nhất của phần “Về đích”, điểm số của 4 “nhà leo núi” như sau: Trung Dũng 170, Thái Bảo 180, Lâm Hoàng 190 và Ngọc Thơ 170. Ở câu hỏi khoa học xã hội lượt thứ 2, Trung Dũng không trả lời được câu hỏi về tác phẩm Vợ nhặt. Cơ hội này ngay lập tức được Lâm Hoàng (vốn có thế mạnh về văn học) tận dụng và ghi thêm 30 điểm, tăng điểm số lên 220. Đây cũng là điểm số giúp Lâm Hoàng vinh quang đứng trên bục chiến thắng để nhận một học bổng du học trị giá 35.000 USD.

Ban Tổ chức gây ức chế

Khán giả tại trường quay S9 của Đài Truyền hình VN hôm qua cũng như khán giả màn ảnh nhỏ đều công nhận rằng, đây là một trận chung kết kịch tính và đáng nhớ nhất từ trước đến nay. Đáng nhớ vì sự thông minh, bản lĩnh, thân thiện, đáng yêu của cả 4 thí sinh và đáng nhớ cả về những trục trặc lẽ ra không đáng có của BTC. Ở câu hỏi về đích gần cuối, Lâm Hoàng trả lời khá tự tin nhưng hơi dài dòng. Cách tính này dù đã được MC Minh Vũ chấp nhận nhưng Ban Cố vấn lại có ý kiến ngược lại và 20 điểm của Hoàng không được công nhận. Sự việc này phần nào gây “sốc” đối với Hoàng, nhất là khi Thái Bảo chỉ kém Hoàng đúng 10 điểm và Hoàng đang chuẩn bị bước vào câu cuối cùng. Đáng lẽ trước khi quyết định có cho điểm hay không, MC Minh Vũ nên tham khảo ý kiến của Ban Cố vấn. Tuy sau này Lâm Hoàng đã trả lời được câu hỏi mà BTC thay cho em nhưng điều này vẫn gây nên ức chế cho cả Hoàng và Bảo. Bởi nếu câu trả lời của Hoàng không được công nhận điểm ngay từ đầu, cục diện tranh tài có thể sẽ khác.

Nhưng, như Lâm Hoàng đã tâm sự, ai là người chiến thắng không quan trọng. Quan trọng là cả bốn nhà leo núi đã có một cuộc chơi đẹp, đầy bản lĩnh. Bản lĩnh ở chỗ rất “sốc” mà Hoàng vẫn đủ bình tĩnh trả lời đúng câu hỏi để giành chiến thắng. Bản lĩnh vì Bảo đáng lẽ là người chiến thắng nhưng vẫn mỉm cười và chia vui cùng đối thủ của mình. Thái Bảo tâm sự, mình cũng buồn, nhưng chỉ một chút thôi. Bởi, như Bảo nói, có trải qua những việc như thế này mới thấy mình lớn lên. Chiến thắng ở cuộc thi này rất quan trọng nhưng không quan trọng bằng chiến thắng những cuộc thi phía trước, chiến thắng chính mình.

Hoàng Lan Anh

-----------------------------------------

Đỗ Lâm Hoàng: Muốn thắng lớn, phải bản lĩnh!

Ngay sau khi nhận vòng nguyệt quế dành cho nhà vô địch, Đỗ Lâm Hoàng đã trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động

 - Phóng viên: Tự tin là điểm khán giả nhận thấy rõ nhất ở Hoàng trong cuộc thi này. Trước khi bước vào trận chung kết, em có nghĩ mình sẽ là người chiến thắng?

- Đỗ Lâm Hoàng: Thực ra thì em rất tin vào kiến thức của mình, nhưng thắng hay thua là điều hoàn toàn không thể nói trước. Em chỉ nghĩ sẽ cố hết mình, còn về nhất, nhì, ba hay bốn không quan trọng. Quan trọng là em đã có một cuộc chơi đẹp cùng các bạn.

- Đang dẫn đầu về điểm, lại chỉ còn một câu hỏi cuối thì nghe tin “sét đánh” là câu hỏi của mình không được tính điểm. Cảm giác của em lúc đó ra sao?

- Thú thực là em không thể tả được cảm giác của mình. Phải những ai ở vào hoàn cảnh của em mới hiểu và phân tích được tâm trạng lúc ấy, cực kỳ choáng váng. Nhưng rồi em đã cố giữ cho mình một nét mặt thật bình tĩnh và hoàn toàn tôn trọng ý kiến đánh giá của Ban Cố vấn.

-. .. Để tự tin trả lời câu hỏi tiếp theo?

- Không tự tin mấy. Câu trả lời sau của em hoàn toàn chỉ là trả lời theo phản xạ. Em là học sinh chuyên hóa, câu hỏi cũng là một câu về lĩnh vực hóa học, trả lời câu này chỉ cần đến những kiến thức phổ thông đơn giản nhưng em đã không thể nào diễn đạt được suy nghĩ của mình. May mà vẫn được điểm.

- Em đã thi đậu cả hai trường ĐH là Y Dược và Kinh tế, đến giờ, em đã quyết định chọn trường nào chưa?

- Vẫn chưa ạ. Vì đó là cả hai ngành em đều rất yêu thích. Nếu học trong nước, em sẽ cố gắng học cả hai trường, còn bây giờ có học bổng du học thì em chưa biết mình sẽ chọn trường gì nữa.

- Học giỏi nhiều năm, thi đâu đậu đó, bí quyết nào để em có thể thành công đến vậy?

- Bí quyết của em là chỉ học khi nào mình cảm thấy cơ thể khỏe mạnh nhất, bộ não tỉnh táo. Lúc ấy mọi kiến thức sẽ được tiếp thu thật dễ dàng. Còn để giành chiến thắng trong các cuộc thi, em nghĩ chỉ có hai từ: Bản lĩnh.

Yến Anh thực hiện

--------------------------------------------

Một lầm lẫn đáng tiếc

Trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia (truyền hình trực tiếp) sáng qua (22-8), ở phần “Về đích” có một câu hỏi dành cho thí sinh Trung Dũng - Trường Chu Văn An, Thái Nguyên - vang lên (và được ghi rõ trên màn hình) như sau: Trong 3 bộ phim Chí Phèo, Đất nước đứng lên và Mùa ổi, phim nào được dựng theo tác phẩm văn học?

Thoạt tiên, khi nghe câu hỏi này, tôi đã thầm khen câu hỏi hay vì tưởng nhà đài đã khéo “đặt bẫy” khi gài vào đó một cái tên rất quen thuộc (Chí Phèo) nhưng hoàn toàn không phải là một tên phim. Bởi vì thực tế làm gì có phim Chí Phèo, mà chỉ có phim Làng Vũ Đại ngày ấy được dựng trên cơ sở kết hợp các tác phẩm văn học của Nam Cao như Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn. Cái bẫy thử trí nhớ ở đây có lẽ cũng giống như kiểu đố: Bài hát Mẹ vẫn đào hầm có phải của Phan Huỳnh Điểu - Dương Hương Ly không? Câu trả lời là không, vì làm gì có bài Mẹ vẫn đào hầm, mà chỉ có bài Đất quê ta mênh mông, còn Mẹ vẫn đào hầm chỉ là câu hát mở đầu mà thôi.

Trở lại với câu hỏi của Đường lên đỉnh Olympia nói trên, như vậy câu trả lời đúng sẽ phải là: Có hai phim là Đất nước đứng lên (dựa theo tác phẩm cùng tên của Nguyên Ngọc) và Mùa ổi (theo truyện ngắn của Đặng Nhật Minh), còn Chí Phèo không phải là phim mà chỉ là truyện. Phim thì phải tên là Làng Vũ Đại ngày ấy mới đúng. Khi nghe thí sinh trả lời, khẳng định cả 3 bộ phim đều dựa theo tác phẩm văn, chúng tôi đều ồ lên tiếc vì em đã “mắc bẫy”. Nhưng chúng tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi nghe người dẫn chương trình tái khẳng định kèm theo những lời giải thích (đầy tự tin chứ hoàn toàn không phải là lỡ lời) rằng bộ phim Chí Phèo đã được dựng theo ba tác phẩm văn học của Nam Cao.

Đây là một lầm lẫn kiến thức văn hóa nghiêm trọng, nhất là đối với một cuộc thi kiến thức có tính chất cạnh tranh gay cấn như vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia vừa qua. “May” mà cậu học sinh kia cũng “chữ tác đánh chữ tộ”, đinh ninh có phim Chí Phèo nên mới có câu trả lời khớp với đáp án (sai) của nhà đài. Thử tưởng tượng, nếu đó là một học sinh nắm vững vấn đề và trả lời rằng chỉ có 2 phim mà thôi, thì ban giám khảo cho em ấy điểm không và sẽ lý giải thế nào trong trường hợp này? Hoặc ngộ nhỡ em Trung Dũng vì được “oan” 30 điểm đó mà vượt lên hơn các em Thái Bảo hay Lâm Hoàng thì sao?

Thu Tâm (Hà Nội)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo