xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cố thoát khỏi vùng trũng

DUY QUỐC

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn bị xem là vùng trũng giáo dục, đào tạo, chất lượng nhân lực thấp nhất nước. Hai mươi năm trước đã như thế, liệu 20 năm tới khu vực này có thoát khỏi vùng trũng ấy?

Lực lượng lao động của vùng ĐBSCL hiện nay khoảng 10,5 triệu người, chiếm 19% cả nước, đứng thứ hai sau đồng bằng sông Hồng. Dù có nguồn lao động dồi dào nhưng tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo ở khu vực này chỉ đạt trên 10% trong khi tỉ lệ trung bình của cả nước khoảng 18%.

Các con số trên trái ngược với sự xuất hiện nhiều như nấm sau mưa của hệ thống trường CĐ, ĐH trong những năm qua. Hiện cả khu vực ĐBSCL có đến 42 trường CĐ và ĐH, 30 trường trung cấp chuyên nghiệp. Không thiếu cơ sở đào tạo, thậm chí dư thừa nhưng đào tạo nhân lực ở ĐBSCL luôn đi sau các khu vực khác, tỉ lệ lao động qua đào tạo luôn ở mức thấp. Chính sự khuyết lệch đào tạo, thiếu định hướng và thiếu liên kết giữa đào tạo với sử dụng nhân lực đã dẫn đến hệ quả trên.

 

img

 

Thực tế cho thấy hầu hết các trường CĐ, ĐH ở khu vực ĐBSCL chỉ tập trung đào tạo nhân lực cho những ngành đang thừa mứa nhân sự như kinh tế, tài chính, kế toán, ngoại ngữ, tin học... Trong khi đó, cả vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản rộng lớn lại không có một trường chuyên về nông nghiệp nào. Ngay cả trường chuyên về du lịch phục vụ cho kích cầu du lịch xanh cũng không có.

Câu chuyện đào tạo nhân lực ở ĐBSCL cũng đang là thực trạng chung của cả nước. Hai bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội tốn nhiều công sức cho việc tranh nhau quản lý hệ thống đào tạo nghề nghiệp hơn là phối hợp xây dựng một chiến lược chung về phát triển nhân lực giữa 2 hệ thống giáo dục và đào tạo nghề nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, sự liên kết vùng trong đào tạo giữa các địa phương với nhau cũng thiếu hẳn. Hệ thống các trường thì mạnh ai nấy đào tạo, chạy theo chỉ tiêu, nhu cầu người học. GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng việc thả nổi đào tạo là nguyên nhân dẫn đến thực trạng cử nhân, sinh viên ra trường thất nghiệp gia tăng.

Con người là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người luôn là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia. Ở Trung Quốc, mỗi năm có trên 60.000 người Hoa sang Nhật Bản thực tập công nghệ, chủ yếu trong các nhà máy sản xuất xe máy và ô tô. Một thời xe máy Trung Quốc tung hoành ở Việt Nam là do chính lực lượng này làm ra. Nêu ví dụ như thế để thấy sự cần thiết của đào tạo gắn với phát triển kinh tế quan trọng đến mức nào nhưng bao năm nay, chúng ta vẫn chưa làm được.

Người dân rất thực tế và không gia đình nào muốn đổ tiền cho con cái ăn học để rồi ra trường thất nghiệp, làm trái ngành. Xu hướng di cư, bỏ quê đi nơi khác làm công nhân để mưu sinh kiếm sống của người dân ĐBSCL ngày càng nhiều là vì họ muốn thoát khỏi vùng trũng mà nhiều thập kỷ qua không thay đổi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo