xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con cưng dễ hư

Nguyễn Ngọc Điện

Các nhà cung cấp dịch vụ 3G vừa chính thức tăng giá cước đồng loạt và kèm theo đó là cam kết cải thiện chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, ai cũng hiểu đây là cam kết không có tính ràng buộc; luật pháp, người tiêu dùng chẳng làm được gì mang ý nghĩa chế tài đối với nhà mạng nếu họ nuốt lời.

Tăng cước 3G là một trong rất nhiều vụ tăng giá diễn ra ở Việt Nam nhiều năm qua, được ghi nhận ở hầu hết các lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu: Điện, nước, xăng dầu, vận tải công cộng, thực phẩm, thuốc... Việc tăng giá này diễn ra ngay trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập người lao động giảm, sức mua kém. Đặc biệt hơn nữa là mức giá đó cao ngất so với thu nhập bình quân đầu người.

Nguyên nhân chủ yếu của giá cao được cho là do tình trạng độc quyền trong kinh doanh. Các đơn vị này có chung xuất xứ là doanh nghiệp nhà nước, dễ dàng tìm được tiếng nói chung để khống chế thị trường, buộc người tiêu dùng chấp nhận các đề nghị giống nhau mà không có sự lựa chọn. Một nguyên nhân khác cũng quan trọng không kém nhưng chưa được nói đến nhiều là từ chính sách “ưu ái” của nhà nước.

Để phát triển đất nước, nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp được ưu tiên đầu tư theo quy hoạch. Mục tiêu duy nhất của việc “nâng đỡ” này là đem lại những lợi ích cho toàn dân chứ không chỉ cho riêng doanh nghiệp. Song, những gì đang diễn ra cho thấy vấn đề bảo đảm theo đuổi mục tiêu này chưa được đặt ra hoặc chưa bao giờ được giải quyết thỏa đáng. Nói riêng về chuyện giá, lộ trình tăng giá thường thông thoáng, thuận lợi, Trong khi đó, lộ trình giảm giá thường chậm chạp và đầy chông gai. Giá xăng dầu, điện là những minh chứng tiêu biểu.

Khi có sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài, trước nguy cơ thất thế và thu hẹp thị phần ngay trên sân nhà, nhiều doanh nghiệp trong nước lựa chọn đối sách rất đặc thù. Họ không chủ động tìm cách nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm mà “mách” với cơ quan nhà nước thẩm quyền, đề nghị có biện pháp can thiệp như áp thuế cao đối với sản phẩm nhập ngoại. Sau đó, giá thành các sản phẩm nhập ngoại bị đội lên, người tiêu dùng sẽ lại quay về với sản phẩm nội địa và dĩ nhiên là cũng với giá không hề rẻ. Cuộc chiến dầu ăn diễn ra hồi đầu năm nay và nhất là cuộc cạnh tranh gay gắt từ nhiều năm qua giữa ô tô sản xuất (đúng ra là lắp ráp) trong nước với xe nhập ngoại là những ví dụ điển hình.

Nếu cứ được “nâng như trứng, hứng như hoa” trong chiếc nôi bảo hộ của nhà nước thì các doanh nghiệp này sẽ càng trở nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích riêng, sẵn sàng bỏ mặc xã hội, người tiêu dùng trong khó khăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo