xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con đường thuốc nội vào bệnh viện: Chưa có hồi kết!

Ngọc Dung

Qua thực tế kiểm tra tại TPHCM thời gian qua về công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, Bộ Y tế cho rằng thuốc nội vẫn bị “lép vế”. Giải thích cho tồn tại này, nhiều bệnh viện cho rằng việc tiếp thị của các công ty dược còn quá kém mặc dù về chất lượng thì nhiều sản phẩm của ta tương đương với thuốc ngoại nhập.

Gần một tháng qua, nhiều sản phẩm thuốc nội đã tăng từ 5% - 25% nhưng các nhà sản xuất dược phẩm tỏ ra lo lắng vì thuốc nội khó tiêu thụ, chưa được sự ủng hộ của bệnh viện và thị trường.

Nhà sản xuất dược: Thuốc nội rẻ vẫn bị chê

Ông Hoàng Hữu Đoàn, Giám đốc Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1, cho biết nguyên nhân tăng giá thuốc là do giá nguyên liệu nhập ngoại tăng từ 4% - 21%, trong đó chủ yếu nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Chẳng hạn như vitamin B, C tăng 2% - 10%, Trimethoprom tăng 21%, Lincocin 500 tăng từ 5.000 đồng - 6.000 đồng/vỉ... Dù tăng giá thì thuốc nội vẫn cứ rẻ như bèo. Ông Đoàn dẫn chứng một chai dịch truyền sản xuất với điều kiện vô trùng tuyệt đối chỉ 6.000 đồng, trong khi một chai nước khoáng 500 ml được bán tại các nhà hàng, khách sạn tới giá 16.000 đồng. Đó là điều hết sức vô lý”.

Theo các nhà sản xuất dược phẩm, trên thực tế thuốc nội đang bị đối xử không công bằng. Một viên Paracetamol 500 mg sản xuất trong nước có giá xấp xỉ 100 đồng, trong khi một viên Panadol của hãng Sanofi cũng chứa 500 mg Paracetamol giá cao gấp 6 lần.

Bệnh viện: Bào chế đơn giản bệnh nhân chê!

Dù Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường việc sử dụng thuốc nội trong bệnh viện (BV), tuy nhiên con số này hiện mới chỉ đạt từ 12% - 20%. Với tỉ lệ trên, giá trị tiền tương đương cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BV Đa khoa Hồng Ngọc, Hà Nội, cho biết tại các BV tư nhân thuốc ngoại được “ưu ái” hơn rất nhiều.

Theo ông Vinh, chất lượng thuốc nội hiện nay rõ ràng tốt hơn rất nhiều nhưng thông tin để người bệnh tin dùng lại rất hạn chế. Lý giải đường vào khu vực BV của thuốc nội vẫn rất khó khăn, ông Trần Phan Dương, BV Nhi Trung ương, cho rằng việc điều trị ở tuyến địa phương hầu hết là các bệnh thông thường, nên nhu cầu sử dụng thuốc nội cao hơn. Trong khi đó, các BV tuyến tỉnh, Trung ương, hầu hết là những bệnh nặng, bệnh nhân cấp cứu, nếu chỉ dùng thuốc thông thường ở dạng bào chế đơn giản thì việc điều trị cho bệnh nhân khó có thể được bảo đảm.

Mặc dù đã có nghị định về quy chế đấu thầu thuốc trong BV, nhưng theo các xí nghiệp dược phẩm, đây mới chỉ là hình thức. Được biết, Bộ Y tế đã lên kế hoạch cuối tháng 6-2004 cho ra đời hướng dẫn thực hiện nghị định này nhưng đến nay vẫn chưa có, vì vậy các doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc “xâm nhập” vào BV.

Mượn danh nghĩa thuốc ngoại để nâng giá thuốc

Do thuốc nội quá rẻ nên một số doanh nghiệp dược phẩm trong nước mượn danh các hãng dược phẩm danh tiếng trên thế giới bằng cách tự nhận mình là nhà phân phối độc quyền để bán giá cao hơn. Chẳng hạn như kháng sinh vỉ Amoxicillin 10 viên đang được lưu hành trên thị trường. Lật mặt sau của vỉ thuốc này thấy dòng chữ “Autorité de Medipharm France” (sản xuất nhượng quyền của hãng Medipharm France) được in đậm, rõ ràng ngụ ý nói với người sử dụng “đây đích thực là thuốc ngoại, thuốc của Pháp”. Còn chữ Hataphar duy nhất được in nhỏ (tên nhà sản xuất được nhượng quyền) thì nằm khuất một góc vỉ thuốc. Một vị dược sĩ ở công ty dược phẩm cho biết, trên thị trường còn xuất hiện những sản phẩm mượn danh nghĩa nhà phân phối để “đè” tên nhà sản xuất. Đơn cử như kháng sinh vỉ Cephalexin 500 mg vỉ 10 viên, mặt sau ghi là sản phẩm phân phối của hãng Medipharm France, còn tên nhà sản xuất lại ghi rất nhỏ, đó là hàng chữ Hataphar là tên viết tắt của một công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm tỉnh Hà Tây.

3 lý do thuốc nội “thua”

Giám đốc một BV đa khoa TPHCM cho rằng: Thuốc nội rất khó thâm nhập vào các BV. Mặc dù Sở Y tế TP đã yêu cầu các BV đa khoa phải có số lượng thuốc nội chiếm 40% tổng các mặt hàng thuốc trong BV và giá trị thuốc nội phải chiếm 25% tổng số tiền thuốc trong BV. Nhưng thực tế, nhiều BV chỉ thực hiện được yêu cầu số lượng thuốc nội chiếm 40% tổng các mặt hàng thuốc có trong BV, còn yêu cầu giá trị thuốc nội chiếm 25% tổng số tiền thuốc trong BV thì vẫn xa vời. Ông cho rằng rất nhiều bác sĩ biết chất lượng thuốc nội và thuốc ngoại gần như giống nhau nhưng họ vẫn kê thuốc ngoại bởi một số lý do sau:

1. Kê thuốc ngoại sẽ được nhận “hoa hồng” từ những công ty dược nước ngoài, trong khi kê thuốc nội thì sẽ không nhận được gì. Khác với các công ty dược trong nước (không bao giờ tiếp thị) thì các công ty dược nước ngoài lại tiếp thị thuốc vào tận “hang cùng ngõ hẻm”. Nhiều trình dược viên nắm rõ địa chỉ nhà riêng của từng bác sĩ trong BV.

2. Thông tư 14 của Bộ Y tế cho phép BV được giữ lại 30% tổng số thu để lo cho CB-CNV, nên nếu kê thuốc nội nhiều thì số tiền BV được giữ lại cũng sẽ giảm, ảnh hưởng đến đời sống của CB- CNV.

3. Một lý do nữa là tâm lý của bệnh nhân. Không ít bệnh nhân vẫn thích được điều trị bằng thuốc ngoại.

T.Dương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo