xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Còn nhân nhượng tội phạm

Nguyễn Thị Hoài Thu (*)

Nhiều đại án tham nhũng đã và sắp đưa ra xét xử đang dấy lên lòng tin của người dân vào quyết tâm chống “giặc nội xâm” của Đảng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc thi hành Luật Phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.

 

Bị cáo Dương Chí Dũng (áo sơ-mi trắng ở giữa) và 9 bị cáo đồng phạm đứng trước vành móng ngựa trong phiên tòa xét xử vụ án Vinalines - Ảnh: TTXVN
Bị cáo Dương Chí Dũng (áo sơ-mi trắng ở giữa) và 9 bị cáo đồng phạm đứng trước vành móng ngựa trong phiên tòa xét xử vụ án Vinalines - Ảnh: TTXVN

 

Năm 2013 là năm đầu thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng. Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được tăng cường thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực với sự cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chỉ nói riêng về lĩnh vực tố tụng, gần đây, mức án dành cho tội danh này khá nghiêm khắc, có nhiều án tử hình được tuyên như trong vụ Vinalines, Công ty Cho thuê tài chính II… Tuy nhiên, điều người dân quan tâm không chỉ là pháp luật trừng phạt những “con sâu” bao nhiêu năm tù mà còn ở việc có thu hồi được tiền tham nhũng hàng trăm, ngàn tỉ đồng hay không? Bởi suy cho cùng, từng đồng tiền bị thất thoát chính là mồ hôi, công sức của người dân.

Từ thực tiễn các vụ án cho thấy số tiền thất thoát được thu hồi không đáng là bao, thậm chí có khi còn ít hơn chi phí đã bỏ ra cho công cuộc điều tra, xử án. Không ai biết chắc chắn số  tiền mà các bị can, bị cáo đã tham nhũng là bao nhiêu? Số tiền thật sự đã thất thoát có lớn hơn số tiền được công bố, phanh phui hay không? Đặc biệt, tài sản tham nhũng thường bị “tẩu tán” qua nhiều con đường khác nhau.

Điều này cho thấy luật pháp vẫn còn quá nhân nhượng với tội phạm tham nhũng khiến dư luận cho rằng tham nhũng nếu có bị xử lý cũng chỉ là “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Nếu chúng ta xử lý mạnh tay, tịch thu toàn bộ tài sản, cho dù là tài sản hợp pháp của kẻ phạm tội, tin chắc rằng những ai có ý định “nhúng chàm” sẽ suy nghĩ lại.

Ngoài ra, thực tế cho thấy chống tham nhũng chỉ là phương thức bị động và không mang lại hiệu quả cao. Quan trọng và cốt yếu hơn vẫn là phòng tham nhũng với sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn, kiên quyết giữa 3 yếu tố: giáo dục, hành chính, kinh tế.

Quản lý cán bộ phải từ gốc. Trước hết, phải tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Người lãnh đạo cấp cơ  sở phải chú trọng giám sát, qua đó phát hiện kịp thời những biểu hiện sai trái của cán bộ dưới quyền. Bên cạnh đó, việc thiết lập kỷ cương, kỷ luật cũng vô cùng cần thiết. Đặc biệt, kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức là một trong những biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng.

Để công tác này thực sự đạt hiệu quả, cần thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, nghiêm khắc xử lý những tài sản thiếu minh bạch, những tài sản không kê khai hoặc kê khai không trung thực. Ngoài ra, phải quan tâm đến đồng lương, thu nhập chính đáng, hợp lý của cán bộ, công chức. Lương đủ sống cũng chính là “cái gốc” để phòng, chống tham nhũng hiệu quả. 

 

(*) Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo