xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứu "cụ" rùa: Tiếp tục... chờ!

THẾ DŨNG

Mấy ngày qua đi, hàng ngàn người lại xót xa khi chứng kiến cảnh "cụ" rùa hồ Gươm mệt mỏi nổi lên nhiều lần, mắt lờ đờ, thở thoi thóp, thân thể chằng chịt vết thương.

 
Tại cuộc họp giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hà Nội chiều 7-3, ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ TP Hà Nội, Phó Ban Chỉ đạo Khẩn cấp bảo vệ rùa hồ Gươm, khẳng định việc trục vớt “cụ” đưa đến “bệnh viện dã chiến” vẫn phải chờ đến cuối tuần này mới tiến hành thực hiện.
 
img
Lắp đặt “bệnh viện dã chiến” chuẩn bị chữa bệnh cho “cụ” rùa ở Tháp Rùa - hồ Gươm. Ảnh: HÀ HOÀNG

Diễn tập bắt... ba ba

Việc đưa “cụ” rùa hồ Gươm đến “bệnh viện” chữa trị vẫn lần khân ngày này sang ngày khác từ nhiều tuần nay. Mỗi ngày qua đi, hàng ngàn người dân và du khách lại tiếp tục xót xa khi chứng kiến cảnh “cụ” mệt mỏi nổi lên mặt nước nhiều lần, mắt lờ đờ, thở thoi thóp, thân thể chằng chịt vết thương. Rất hiếm khi “cụ” rùa bơi đến sát bờ hồ như những ngày trước, có lẽ do sức khỏe suy kiệt và ô nhiễm môi trường ở đây quá trầm trọng.

Tại cuộc họp nêu trên, ông Lê Xuân Rao cho biết đến tối qua hoặc sáng nay, 8-3, các công đoạn cuối cùng của việc lắp đặt bể chứa, bể lọc nước, cũng như việc san gạt đảo Tháp Rùa để tạo lối đi cho “cụ” rùa sẽ hoàn tất. Theo ông Rao, dự kiến trong ngày 8-3, 4 cửa đón đợi “cụ” rùa tự bò lên phơi nắng sẽ thông và nếu “cụ” tự lên, lực lượng trực tại đảo sẽ tiến hành bắt giữ đưa vào bể.
 
 Trong trường hợp một hoặc vài ngày tiếp theo, “cụ” không tự lên thì lực lượng chức năng sẽ tiến hành giải pháp cưỡng bức là đánh bắt bằng lưới mềm vào cuối tuần này. Quá trình đánh bắt, đưa lên cố gắng bảo đảm cho “cụ” không bị mắc đầu, móng chân vào lưới và không để lật ngửa cũng như gây thêm tổn thương.

Về việc tại sao phải đợi đến cuối tuần mới bắt giữ để điều trị trong khi tình trạng thương tích của “cụ” rùa ngày càng trầm trọng, ông Lê Xuân Rao cho rằng cần có thời gian để diễn tập cho thuần thục, tránh làm các vết thương trầm trọng thêm và phương án đợi “cụ” tự bò lên là an toàn nhất. “Còn phải tập thành thạo việc dùng thuyền, câu lưới, rồi cán bộ chuyên môn tiếp cận..., không hề đơn giản” - ông Rao nhìn nhận.

Trong ngày 7-3, lưới bắt cụ rùa mua từ TP Vũng Tàu đã được mang ra, 2 thợ lặn từ Hải Phòng cũng đã lên và được diễn tập bắt thử ba ba cỡ lớn tại Đầm Bông (quận Hoàng Mai - Hà Nội).

Hồ Gươm có ít nhất 2 “cụ” rùa?

Trong cuộc họp sáng 7-3, lãnh đạo TP Hà Nội đã nhất trí với Hội đồng Chữa trị rùa hồ Gươm là dựa trên những hình ảnh chụp và quay “cụ” thời gian qua, có thể xác định ban đầu các vết thương là do nấm và virus gây ra. Do vậy, các bài thuốc thường dùng chữa loại bệnh này ở ba ba và rùa cỡ lớn sẽ được thử nghiệm trong những ngày tới. Nếu bài thuốc có hiệu quả thì ngay khi “cụ” được bắt giữ sẽ tiến hành hội chẩn nhanh và áp dụng các biện pháp chữa trị. Bên cạnh đó, sẽ tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia nước ngoài.

Trước cảnh báo của một số chuyên gia nước ngoài về việc đưa rùa lên cứu chữa có thể dẫn đến rủi ro rất cao, thậm chí “cụ” có thể chết, ông Lê Xuân Rao nhận định: “Chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp và phương án hiệu quả nhất, cố gắng giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, rùa hồ Gươm đã rất nhiều tuổi nên kết quả xấu nhất vẫn có thể xảy ra”. 

Ông Lê Xuân Rao cho biết thêm các tiêu chí đặt ra khi chữa trị rất nghiêm ngặt, môi trường nước phải bảo đảm thích hợp và không gây sốc khi “cụ” rùa chuyển môi trường sống từ hồ vào nơi chữa trị. Trong quá trình chữa trị, phải lấy bệnh phẩm “cụ” để chẩn đoán tìm tác nhân gây bệnh. Đồng thời, kết hợp phân loại hình thái, làm rõ giới tính, thu mẫu ADN để xác định nguồn gốc phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu sau này.

Những hình ảnh ghi lại “cụ” rùa thời gian dài vừa qua cho thấy có thể có ít nhất 2 cá thể rùa lớn trong hồ (một số hình ảnh cho thấy rùa có vết xây xát đỏ trên đầu, có lúc lại không có). Theo ông Rao, ban chỉ đạo đã dùng thiết bị định vị để tìm nhưng do nước hồ rất đục và bùn nhiều nên chưa thể xác định chính xác có mấy “cụ” rùa. “Dù 1, 2 hay nhiều hơn nữa mà những “cụ” rùa cùng bị thương tích thì chúng tôi sẽ đồng thời bắt giữ hết để điều trị” - ông Lê Xuân Rao cho biết.

Ông Lê Xuân Rao khẳng định các nhà hàng, khách sạn, nhà dân, doanh nghiệp... xung quanh hồ từ vài năm trở lại đây đã không xả thải thẳng ra hồ Gươm; chỉ còn rác hay tro đốt vàng mã do người dân xả.

Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ

Trước nhiều ý kiến thắc mắc về việc “chiến dịch” cứu “cụ” rùa sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền và dùng nguồn kinh phí nào, ông Lê Xuân Rao khẳng định đây là việc của TP Hà Nội, trước mắt sẽ sử dụng vốn ngân sách để thực hiện.
 
Tuy nhiên, đến nay, Ban Chỉ đạo Khẩn cấp bảo vệ rùa hồ Gươm vẫn chưa tiêu một đồng nào từ ngân sách. Toàn bộ khoản chi từ đầu “chiến dịch” đến nay đều do người dân và doanh nghiệp ứng trước để công việc được tiến hành nhanh. Sau này, kêu gọi được doanh nghiệp, cộng đồng ủng hộ thì tốt nhất, nếu không sẽ áp dụng chi theo dự toán từ trước.

Theo ông Lê Xuân Rao, việc giải cứu “cụ” rùa được nhân dân ủng hộ nên những chi phí ban đầu đều được tính “giá gốc” và đang có nhiều nhà hảo tâm muốn hỗ trợ tiền.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo