xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Danh hiệu mà chi !

An Quý

Những ngày qua, cái tên Quảng Bình nổi như cồn khi được nhiều phương tiện truyền thông loan tin The New York Times - tờ báo danh tiếng của Mỹ - bình chọn tỉnh này đứng thứ 8 trong 52 điểm đến lý tưởng dành cho du khách năm 2014.

Sở dĩ như vậy là nhờ Quảng Bình có hang Sơn Đoòng - một trong những hang động lớn nhất thế giới, đẹp huyền ảo; không gian bên trong hang rộng lớn đến mức có thể chứa tòa nhà 40 tầng; bên trong còn có cả cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh đặc biệt với hơn 200 loài thực vật...

 

Du khách thứ 3 triệu đến với Khánh Hòa. Ảnh: K.Nam

Du khách thứ 3 triệu đến với Khánh Hòa. Ảnh: K.Nam

 

Tất nhiên là mừng cho Quảng Bình, mừng cho cả nước khi có một danh thắng được thế giới biết tiếng, lại chẳng tốn tiền quảng bá. Vấn đề băn khoăn là Quảng Bình và ngành du lịch sẽ làm gì tiếp theo để tránh ngủ quên với danh hiệu ấy?

Những danh hiệu kiểu như vậy thường là minh chứng cho tiềm năng du lịch. Chúng ta đã có quá nhiều danh hiệu ở lĩnh vực này. Tính đến nay, Việt Nam đã có 8 “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” và 7 di tích, danh thắng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Di sản Thiên nhiên thế giới. Kèm theo đó là vô số danh hiệu lớn, nhỏ và kỷ lục “nhất Đông Nam Á”, “nhất châu Á”, “nhất thế giới”. Vậy mà du lịch Việt Nam chưa bao giờ giành giải nhất trong cuộc đua thu hút du khách và doanh thu với du lịch các nước trong khu vực Đông Nam Á hay châu Á.

Theo Tổng cục Du lịch, năm 2013, lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tiếp tục tăng trưởng tốt với hơn 7,57 triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,6% (hoàn thành chỉ tiêu đề ra cho năm 2015, về đích trước 2 năm so với mục tiêu trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030); 35 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,7%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 200.000 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2012... Căn cứ trên những dữ liệu này, có thể nói năm qua ngành du lịch Việt Nam đã thành công nhưng thực ra chỉ thành công trong cuộc đua với... chính mình! Xem vài số liệu so sánh thì rõ: Thái Lan vào năm 2000 đón chưa tới 10 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2013 tăng lên 26,74 triệu lượt. Liên tục trong 5 năm từ 2009 đến 2013, bất chấp lũ lụt (2011) và bất ổn chính trị nghiêm trọng (2009, 2013), lượng khách quốc tế đến nước này vẫn tăng đều đặn. Du lịch Malaysia phát triển mạnh mẽ hơn về lượng khách: Năm 2000, nước này đón 10,22 triệu lượt khách quốc tế và 13 năm sau, con số này là 25,03 triệu. Doanh thu du lịch dĩ nhiên cũng tăng theo.

Danh hiệu nào cũng quý song chỉ có ý nghĩa khi phát huy được giá trị của nó; còn không, tất cả chỉ là hư danh khi chúng ta trượt dài trong cuộc cạnh tranh với bạn bè khu vực và thế giới. Để các danh hiệu trở thành sức bật đưa ngành công nghiệp không khói cất cánh, các cơ quan hữu trách về du lịch hãy tập trung xử lý rốt ráo những vấn đề bất cập nội tại trước đã. Đó là nạn xâm hại di tích; gây ô nhiễm môi trường danh thắng; “chặt chém” và lừa đảo du khách; mới đây nhất là nạn mua tour đi nước ngoài rồi bỏ trốn rộ lên, làm hoen ố thương hiệu du lịch Việt...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo