xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất một kỳ thi cuối bậc phổ thông

Phương Thảo - Yến Anh

Đối tượng tham gia kỳ thi là học sinh ở cấp cuối bậc phổ thông, những người tự học hoặc không học phổ thông nhưng muốn được xác nhận trình độ và dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ

Một kỳ thi cuối bậc THPT vừa được Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề xuất theo gợi ý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Trình bày đề xuất này, ngày 28-2, GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho biết nếu được, đây sẽ là kỳ thi để công nhận tốt nghiệp và lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Mở rộng đối tượng dự thi

Theo đề xuất, đối tượng được tham gia kỳ thi này là học sinh ở cấp cuối bậc phổ thông, những người tự học hoặc không học phổ thông nhưng muốn được xác nhận trình độ và dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ. GS Thiệp cho rằng đây được xem là loại thi thành quả học tập, đánh giá theo chuẩn của chương trình phổ thông, tính điểm dựa vào một phân bố chuẩn đại diện học sinh cuối bậc phổ thông. Kỳ thi thiết kế chủ yếu theo phương pháp trắc nghiệm khách quan, kết hợp một số câu hỏi tự luận ngắn cho các môn có nhu cầu bổ sung.

Một tiết học tại Trường THPT Lương Thế Vinh (TP HCM) Ảnh: Tấn Thạnh
Một tiết học tại Trường THPT Lương Thế Vinh (TP HCM) Ảnh: Tấn Thạnh

Môn thi đơn gồm toán, tiếng Việt; các môn khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học); nhân văn - khoa học xã hội (văn, sử, địa, chính trị) và ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung). Mọi thí sinh đều phải thi 2 môn đơn là toán, tiếng Việt và được chọn 1 trong 2 môn tích hợp (hoặc thi cả 2) khoa học tự nhiên, nhân văn - khoa học xã hội. Kỳ thi được tổ chức chỉ trong 2 buổi, buổi đầu thi môn toán và tiếng Việt, buổi hai là các môn khoa học tự nhiên; nhân văn - khoa học xã hội và ngoại ngữ.

Nhiều thách thức

Bên cạnh thuận lợi, GS Thiệp cho rằng kỳ thi này cũng có những thách thức như hiện nay, đa số nhà giáo chưa thành thạo trong việc viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đo lường các mục tiêu học tập.

Đề án một kỳ thi cuối bậc phổ thông được nhiều chuyên gia đánh giá tốt nhưng cũng không khỏi gây ra nhiều băn khoăn. Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, cho rằng phương án này hay nhưng làm không phải dễ. “Ngay chuyện thi trắc nghiệm, dân mình còn lúng túng, thi tốt nghiệp nghiêm chỉnh cũng không phải dễ thì không thể dễ dàng tổ chức kỳ thi này” - bà Nguyễn Thị Bình nhận định.

Trước những băn khoăn của các chuyên gia, GS Lâm Quang Thiệp giải thích: Thực chất kỳ thi này không khác thi tốt nghiệp THPT nhưng chất lượng hơn vì dùng công nghệ mới. Theo GS Thiệp, kỳ thi tốt nghiệp hiện nay không đánh giá hết các môn học THPT, mỗi năm một môn làm cho hệ thống không được ổn định. Kỳ thi này sẽ linh động hơn, không phải học sinh học hết THPT mới được dự thi, thậm chí học một nửa và không học phổ thông cũng có thể dự thi, chứ không phải cao hơn kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trao đổi thêm về đề án một kỳ thi cuối bậc phổ thông, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cho biết nếu dùng đề trắc nghiệm thì thực hiện được nhưng phần thi tự luận sẽ gặp khó khăn. “Khó khăn nhất của kỳ thi này sẽ nằm ở khâu ra đề vì chương trình phổ thông hiện tại có nâng cao và là chương trình chuẩn” - ông Nghĩa nhận định. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo