xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điện, thuế cần đột phá

Thế Dũng

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp so với các nước ASEAN nhưng chậm cải thiện

Ngày 31-12, Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh (hội đồng) đã họp thường kỳ, do Chủ tịch hội đồng - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì.

Liên tục tụt hạng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Thế Phương cho biết theo xếp hạng năng lực cạnh tranh (NLCT) của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam liên tiếp tụt hạng. Năm 2010-2011 xếp vị trí 65/142 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2011-2012 tụt xuống vị trí 75/144; năm 2012 tụt 10 hạng. Xếp hạng năm 2013 tăng 5 bậc (70/148) nhưng hầu hết các chỉ số xếp hạng đều thấp, thậm chí cận kề hạng 100 trên thế giới.

Năm 2012, Ngân hàng Thế giới (WB) xếp môi trường kinh doanh Việt Nam giảm 8 bậc so với năm 2011; năm 2013 giảm thêm một bậc so với năm 2012. Trong 10 hạng mục để đánh giá, nhiều lĩnh vực kém xa thế giới như thành lập doanh nghiệp (108/185); bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (169/185); tiếp cận điện năng (155/185); xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (149/185).     Một kênh đánh giá khác là Báo cáo Chỉ số tự do kinh tế do Quỹ Hỗ trợ di sản và Tạp chí Phố Wall tính toán và công bố hằng năm. Theo xếp hạng của 2 tổ chức này thì Việt Nam có điểm số và thứ hạng rất thấp.

Hội đồng kết luận: NLCT của Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp so với các nước ASEAN nhưng chậm được cải thiện, thậm chí có xu hướng giảm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng bảng xếp hạng đã chỉ được những chỗ yếu, có vấn đề như điện năng, thuế nên cần có đột phá. NLCT thấp là chi phí cao và sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp; nền kinh tế giảm và mất cơ hội làm ăn.

Quy rõ trách nhiệm

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển, cho rằng điều quan trọng nhất rút ra từ thứ hạng thấp là tìm nguyên nhân và xác định bộ, ngành nào chịu trách nhiệm. Chẳng hạn lĩnh vực thuế thì Bộ Tài chính phải chủ trì.

Về việc này, ông Trương Chí Trung, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết trong khi các nước phát triển rất mạnh đại lý thuế, thay mặt doanh nghiệp giao dịch thì ở Việt Nam, thuế và hải quan rất không thích gặp đại lý thuế mà thích gặp trực tiếp doanh nghiệp.  Ông Trương Đình Tuyển nói thẳng: “Nhập khẩu 1 lô hàng, thuế môi trường mất có vài trăm ngàn đồng nhưng phải mất gấp đôi số ấy mới nộp được thuế. Vì thuế ít quá nên cán bộ thuế tảng lờ, phải đút mấy phong bì mới xong. Như thế thì làm sao mà cải thiện được môi trường kinh doanh?”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Luật có đại lý rồi nhưng không làm được đại lý thì có phải do Chính phủ cấm đâu? Nâng NLCT có những thứ không phải có kinh phí mới làm được mà là có nỗ lực, quyết tâm cải thiện”.

Một số thành viên hội đồng đề xuất xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ chỉ số về NLCT quốc gia để áp dụng. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho biết từ năm 2012,  Bộ KH-ĐT đã đặt vấn đề này nhưng bà phản đối vì “tự mình đo mình không bao giờ chính xác, phải dùng thước đo chung của thế giới”.

EVN “chê” cách tính của WB

Phân minh về chỉ số điện năng thấp (năm 2012 xếp hạng 135 nhưng năm 2013 là 155), Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Dương Quang Thành, cho biết tháng 2-2013 đã phổ biến điện lực các địa phương về “tụt hạng” và đã giảm 51% số giờ cắt điện so với trước. Tuy nhiên, cách tính của WB có thể chưa phản ánh đúng nỗ lực của ngành điện nên Bộ KH-ĐT cần có tiêu chí đánh giá cho sát thực tế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “EVN không nên đặt vấn đề như thế. WB có rất nhiều dự án về điện lực. Tại sao tập đoàn không mời WB cho ý kiến góp ý mà phải chờ Bộ KH-ĐT?”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo