xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Độc đạo và độc quyền

An Quý

Tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 2.700 km mang trên mình rất nhiều nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ trọng yếu là phát triển kinh tế - xã hội.

Thế nhưng, dù có lịch sử phát triển cả trăm năm, lại hưởng nhiều ưu đãi, khi bước vào cuộc cạnh tranh, ngành đường sắt đã bộc lộ sự lạc hậu, ì ạch như đặc điểm cố hữu của bản thân nó.

Hiếm có ngành nào như đường sắt, là đơn vị nhà nước, một mình một chợ khai thác tuyến độc đạo xuyên suốt cả nước vậy mà cả trăm năm qua vẫn chưa bứt phá được. Đừng so sánh với ngành đường sắt của các nước khác làm gì cho thêm tủi, chỉ cần so với các ngành vận tải khác như hàng không, đường bộ và đường thủy, sẽ thấy ngay sự yếu kém của đường sắt. Doanh thu cả năm 2013 chỉ 11.000 tỉ đồng, quá nhỏ so với 70.000 tỉ đồng của ngành hàng không; độ tin cậy đối với khách hàng xếp cuối bảng so với các ngành vận tải còn lại và mỗi năm có khoảng 500 lao động nghỉ việc vì thiếu việc làm… Những điều đó nói lên sự yếu kém của ngành độc quyền này.

Và sự yếu kém ấy càng lộ rõ khi ngành này “bỗng dưng đắt khách” trong thời gian gần đây. Do vận tải đường bộ bị siết bởi quy định về tải trọng, nhiều đơn vị sản xuất lớn chuyển sang chọn đường sắt làm phương tiện vận tải hàng hóa. Càng đắt khách, đường sắt càng lúng túng và bỏ mặc khách hàng. Một công ty thép ở Lào Cai có công suất 500.000 tấn phôi thép/năm, muốn đưa thép về Hà Nội bằng tàu lửa nhưng đề nghị nhiều lần mà ngành đường sắt không giải quyết. Một tổng công ty ở Thanh Hóa ký hợp đồng bán 10.000 tấn đường cho đối tác ở Hà Nội, đăng ký với ngành đường sắt để chở mà cả tuần vẫn chưa xếp được lịch chạy tàu. Sốt ruột, lãnh đạo tổng công ty này kể khổ với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thì vụ việc mới được giải quyết.

Thường thì khi bị khách hàng tố, ngành đường sắt hay đổ thừa cho cước bốc dỡ cao, năng lực bốc dỡ có hạn khiến khả năng cung ứng chậm (?!). Thực ra, chính cung cách làm ăn độc quyền trước nay đã khiến cho toàn bộ cỗ máy đường sắt ù lì, hách dịch và bất cần khách hàng. Đã làm dịch vụ mà lại chẳng ham đông khách để cho khỏe, đường sắt là ngành độc nhất vô nhị trên đất nước này có kiểu làm ăn lạ đời như vậy! Chính Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng chê ngành này bằng câu nói rất hình ảnh: Ngành đường sắt trồng lên cây sung rồi ngồi chờ sung rụng…

Độc quyền và bao cấp đã sinh ra những đứa con hư, trong đó có ngành đường sắt. Nếu nhờ độc quyền mà đường sắt lớn mạnh thì cũng ích nước lợi dân; đằng này, càng độc quyền ngành đường sắt càng lạc hậu, đóng góp ít cho nền kinh tế còn người dân thì phải đi tàu lửa với giá cao, dịch vụ nghèo nàn, chậm chạp. Chỉ có con đường xã hội hóa mới tạo ra cơ chế cạnh tranh bình đẳng, không chỉ cứu ngành đường sắt mà còn là đòn bẩy để tăng tốc cho nhiều ngành đang độc quyền khác, đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo