xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dồn dập cảnh báo về Ebola

Cao Tuấn

Cần phải huy động nguồn lực gấp 20 lần hiện tại mới có thể đối phó hiệu quả với bệnh dịch Ebola. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon lưu ý điều này tại hội nghị của Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 9-10 vừa qua.

Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất thế giới nhận định tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn trước khi đạt được tiến bộ nào đó trong việc kiềm chế và đẩy lùi đại dịch. Mức độ tồi tệ gia giảm phụ thuộc vào phản ứng của cộng đồng quốc tế và hiệu quả của hành động ứng phó. Ông Ban Ki-moon hối thúc các nước thực hiện 5 bước đi ưu tiên là ngăn chặn sự bùng phát dịch; cứu chữa những người bị nhiễm virus; cung cấp đủ các dịch vụ y tế thiết yếu; tạo sự ổn định và ngăn chặn dịch lan sang các nước chưa xuất hiện bệnh.

Lời cảnh báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi kêu gọi hành động khẩn cấp để không xảy ra viễn cảnh virus Ebola bùng phát như đại dịch AIDS. CDC dự báo số ca bệnh có thể tăng lên 1,4 triệu vào tháng 1 năm tới nếu thế giới không phản ứng đủ nhanh và hiệu quả.

Các quan chức WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế nhận xét rằng sự ứng phó của quốc tế đối với dịch Ebola cho tới lúc này vẫn chậm chạp so với tốc độ truyền lan. WB ước tính tổng thiệt hại về kinh tế trong đại dịch Ebola có thể lên đến hơn 32 tỉ USD nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan trong năm tới.

Thomas Eric Duncan (người Liberia) là trường hợp nhiễm Ebola tử vong đầu tiên ở Mỹ. Việc chữa trị cho Ducan và nỗ lực cách ly anh đã bị trì hoãn vì các bác sĩ không phát hiện anh nhiễm Ebola trong lần đầu tiên nhập viện với triệu chứng sốt và đau bụng. Nó cho thấy ngay trong hệ thống y tế thuộc loại tiên tiến nhất thế giới như Mỹ cũng có lỗ hổng.

Ngay sau đó, chính phủ Mỹ công bố quyết định kiểm dịch sân bay để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch. Quy trình kiểm dịch sẽ bao gồm việc đo thân nhiệt của du khách đến từ Tây Phi tại 5 sân bay lớn của Mỹ. Ủy ban châu Âu cũng dự kiến sẽ họp vào ngày 17-10 để thảo luận các biện pháp giám sát hành khách đến từ vùng dịch.

Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị cho Duncan, cùng với việc một y tá bị lây nhiễm khi đang điều trị cho bệnh nhân Ebola ở Tây Ban Nha, làm tăng nỗi lo khó có thể ngăn chặn được đại dịch. Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận: “Chúng ta đã có quá nhiều sai sót tại Dallas. Nếu không tuân thủ các quy định và thủ tục phòng dịch thì chúng ta đang đặt cộng đồng dân cư vào tình thế nhiều rủi ro”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có trên 8.000 ca nhiễm virus Ebola, trong đó hơn 4.000 người tử vong, chủ yếu ở Tây Phi. Trong khi tại Việt Nam, Bộ Y tế đang tiếp tục bám sát kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do virus Ebola với kịch bản 3 tình huống ứng phó; kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch; tổ chức giám sát y tế tại địa phương đối với những hành khách trở về từ vùng dịch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo