xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đơn độc

An Quý

Lại thêm trường hợp bắt trộm chó bị người dân đánh thừa sống thiếu chết. Một thanh niên 23 tuổi lẻn vào nhà người khác ở xã Thành Kim, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đánh bả, bắt chó đi, bị người dân gần đó phát hiện và đánh trọng thương, phải nhập viện cấp cứu.

Chiếc xe tang vật bị đốt cháy chỉ còn trơ khung. Liên tục trước đó, tại các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là Thanh Hóa, Nghệ An và Bắc Giang, rất nhiều trường hợp “cẩu tặc” bị người dân đánh từ chết đến bị thương.

Thế nhưng, bọn trộm vẫn không chừa, thậm chí còn tỏ ra “chuyên nghiệp” hơn, man rợ hơn khi trang bị vũ khí và sẵn sàng đoạt mạng những người truy đuổi, cản trở chúng. Năm ngoái, trên đường tháo chạy, “cẩu tặc” đã từng bắn chết một người ở Đồng Nai và một người ở Bắc Ninh. Còn người dân dù biết đánh chết người và hủy hoại tài sản là vi phạm pháp luật nhưng vẫn không nương tay.
 
Ngay cả khi tham gia đánh hội đồng đến chết 2 “cẩu tặc” mới đây ở xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, sau khi một số người bị công an tạm giữ, hàng trăm người dân trong xã đã cùng ký đơn xin... nhận tội thay! Như vậy, việc họ ra tay tự xử “cẩu tặc” không chỉ do bức xúc nhất thời mà còn vì suy giảm niềm tin vào cơ quan thi hành luật và các điều luật hiện hữu đối với hành vi trộm chó.

Theo quy định hiện hành, đối tượng chưa có tiền án, tiền sự mà có hành vi trộm cắp nếu giá trị tài sản trộm được dưới 2 triệu đồng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt hành chính theo Nghị định 73/2010/NĐ-CP. Nếu giá trị tài sản trộm được từ 2 triệu đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 138 Bộ Luật Hình sự (có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm). Thực tế, hầu như chưa có trường hợp trộm chó nào bị xử lý hình sự; nhiều trường hợp bị bắt, phạt tiền xong rồi được thả.

Đó chính là nguồn cơn của nạn “cẩu tặc” kéo dài dai dẳng dù hậu quả rất đau lòng. Những kẻ rắp tâm trộm chó thì không sợ tù tội, còn những người mất của thì ngày càng căm thù bọn đạo tặc, nhiều khi chấp nhận đứng trên luật pháp mà hành xử, không cần nhờ cậy đến nhà chức trách.

Trộm chó và hành hung, đoạt mạng người bắt chó trộm đều là những hành vi thất đức và vi phạm pháp luật, không thể chấp nhận. Các điều luật xử lý bị giới hạn đã đành, lực lượng công quyền các địa phương đâu phải không đủ sức để đối phó, ngăn chặn song đã không làm.
 
Trong hầu hết các trường hợp, lực lượng công quyền chỉ có mặt khi chuyện đã rồi. Có phạt tiền “cẩu tặc” hay bắt giam người đánh/giết “cẩu tặc” cũng chỉ là xử lý phần ngọn. Nên nhớ, phòng chống tội phạm là nhiệm vụ chính của các cơ quan pháp luật, trong đó công an là chủ lực, còn người dân chỉ tham gia với tinh thần tự giác và tự vệ. Đằng này, dường như người dân quá đơn độc, để cuối cùng chính họ phải chịu thiệt đơn, thiệt kép. Các lực lượng chịu trách nhiệm chính đứng ở đâu trong “cuộc chiến” chống “cẩu tặc” này?
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo