xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Động lực và trở lực

PHẠM DƯƠNG

Vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) vào Việt Nam đã tròn 20 năm, kể từ sau khi Mỹ huỷ bỏ bao vây cấm vận nước ta năm 1993.

Kể từ đó, ODA trở thành dòng vốn quý giá, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nước ta, vốn còn rất nhiều khó khăn sau thời gian dài bị chiến tranh tàn phá và bị bao vây cấm vận hà khắc.

Rất dễ thấy hiệu quả của dòng vốn ODA. Đó là tất cả những cây cầu lớn nhất, từ Mỹ Thuận, Cần Thơ cho tới Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Bãi Cháy... đều được xây dựng chủ yếu bằng vốn ODA. Những tuyến đường huyết mạch của nền kinh tế như Quốc lộ 1 chạy dọc đất nước hay đường cao tốc Trung Lương, Quốc lộ 5 cũng được hình thành nhờ phần lớn vào vốn ODA.

Bên cạnh đó, vốn ODA còn có vai trò quan trọng trong việc giúp chuyển đổi nền kinh tế, cân đối tài chính vĩ mô cũng như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và thực hiện an sinh xã hội.

ODA là một động lực quan trọng đưa Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 100 USD/năm, trở thành một quốc gia phát triển trung bình từ năm 2010 và hiện có thu nhập bình quân đầu người 1.700 USD/năm. Thế nhưng, dù đã có những đóng góp hiệu quả và là nguồn vốn ưu đãi song ODA vẫn là đồng tiền vay, mà đã vay thì phải trả. Muốn trả được thì không có cách nào khác là phải sử dụng hiệu quả nhất đối với đồng tiền vay.

Những năm qua, các nhà tài trợ vẫn đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn vay. Song, không phải vì thế mà họ lên tiếng thúc giục chúng ta phải nỗ lực hơn nữa, trong đó đáng lo nhất là tỉ lệ giải ngân còn thấp. Sau 20 năm, Việt Nam đã thu hút được hơn 78 tỉ USD. Trong đó, vốn ký kết đạt 63 tỉ USD song chỉ giải ngân được khoảng 42 tỉ USD, tức là mới phân nửa số vốn cam kết. Ngoài ra, theo bà Pratibha Methta, Điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, chi phí xã hội cao, tham nhũng và quản lý yếu kém trong khu vực công là thách thức và hạn chế lớn của Việt Nam lúc này.

Chúng ta đã biết thu hút được bao nhiêu tỉ USD vốn ODA, triển khai thực hiện được bao nhiêu song không mấy người rõ hiện mỗi năm phải trả cả vốn và lãi là bao nhiêu. Thông thường, vốn ODA có thời hạn vay khoảng 40 năm và 10 năm ân hạn, tức là sau thời gian này bắt đầu phải trả lãi và một phần vốn. Dòng vốn ODA rót vào đã được 20 năm nên lúc này, chắc chắn nước ta đang phải trả một khoản nợ không nhỏ hằng năm. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không cao, nguồn thu khó khăn thì trả vốn vay ODA là một áp lực lớn.

ODA là một động lực quan trọng giúp nước ta phát triển như ngày nay và sẽ tiếp tục phát huy vai trò này khi được sử dụng hiệu quả. Song, nó có thể thể trở thành một trở lực, một gánh nặng đè lên nền kinh tế và vai người dân nếu sử dụng không hiệu quả, đáng lo nhất là lãng phí, thất thoát.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo