xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đột phá thể chế kinh tế

Thế Dũng

Theo nhóm chuyên gia kinh tế, nhiệm vụ và mục tiêu năm 2014 là làm rõ khái niệm “kinh tế thị trường” để đưa được những kiến nghị, đề xuất và giải pháp hiệu quả nhằm tạo sự bứt phá

Chiều 22-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với nhóm chuyên gia tư vấn Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, góp ý giải pháp thực hiện Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của Quốc hội; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 của Quốc hội và Nghị quyết 01 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cùng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 (Nghị quyết 01).

Đổi mới thể chế để chớp thời cơ

Báo cáo tình hình kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết đại diện của Ngân hàng Thế giới tại Mỹ đưa ra dự báo năm 2014, kinh tế và thương mại toàn cầu dần đi vào ổn định và tăng dần lên. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2014 sẽ là 3,2%, năm 2015 từ 3,4%-3,5%, trong khi 2013 là 2,4%; thương mại toàn cầu tăng 1,1% từ mức từ 3,5% lên 4,6%.

TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, cho biết các nhà đầu tư quốc tế đang rất ủng hộ và đánh giá cao Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia (cùng với Philippines) quyết liệt trong đổi mới thể chế. “Kinh tế toàn cầu đã phục hồi sau 5 năm đi xuống (sớm hơn dự đoán ban đầu là 10 năm). Thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam như thế nào cần làm rõ và tranh thủ cơ hội này để bứt phá” - ông Nghĩa đề nghị.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các chuyên gia kinh tế Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các chuyên gia kinh tế Ảnh: NHẬT BẮC

 

TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nhìn nhận nhiệm vụ và mục tiêu năm 2014 là làm rõ khái niệm “kinh tế thị trường” để đưa được những kiến nghị, đề xuất và giải pháp vào thể chế, nghị quyết để hành động.

GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nhận định thay đổi thể chế kinh tế đất nước là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ trong năm 2014. Đây chính là đột phá sau 30 năm đổi mới về kinh tế đất nước để đưa vào nghị quyết của Đảng. Từ thể chế cho khu vực doanh nghiệp (DN) tư nhân, DN nước ngoài đến thể chế khu vực phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng phải đổi mới và cần xem xét đặc thù từng vùng miền...

Đại phẫu doanh nghiệp nhà nước

Góp ý về giải pháp, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM, cho rằng Chính phủ phải làm cho các nhà đầu tư, xã hội thấy rõ sự cải cách, tái cơ cấu mạnh mẽ trong khu vực DN nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và hệ thống ngân hàng (NH)thương mại.

TS Nguyễn Đình Cung thì cho rằng để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, Chính phủ cần giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng lên danh sách DN phải cổ phần hóa trong năm 2014-2015 và kế hoạch thực hiện. “Một vấn đề quan trọng nữa là các bộ trưởng phải làm rõ nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh và nhiệm vụ chính trị của các DN nhà nước, công khai hóa để tránh nhập nhằng” - ông Nguyễn Đình Cung đề xuất.

 

 

TS Lê Xuân Nghĩa nêu quan ngại của các tổ chức quốc tế về DN nhà nước là nơi cản trở mục tiêu của Chính phủ Việt Nam và tác động lớn đến đời sống việc làm. “Vì thế phải đổi mới Ban Chỉ đạo cải cách DN nhà nước, phải thêm quyền lực giám sát cho ban này” - ông Nghĩa kiến nghị.

Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, lo ngại một số DN quy mô lớn đang rất khó khăn lại liên quan “gần gũi” đến NH thương mại. Từ đó, ông kiến nghị Chính phủ giao NH Nhà nước có kế hoạch kiểm soát sự ổn định của NH; thậm chí, xây dựng kịch bản ứng phó, kể cả chính sách đặc biệt vì hoàn cảnh tình thế không tốt có thể xảy ra.

Công khai giá

Đáng chú ý, theo ông Vũ Viết Ngoạn, việc cải cách thể chế kinh tế phải bảo đảm quy luật khách quan của thị trường như quan hệ cung cầu, giá thành, giá bán…Cụ thể là làm rõ chức năng của nhà nước và thị trường, làm rõ mối quan hệ nhà nước với DN nhà nước là theo kinh tế thị trường...

Cuối buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn những đóng góp của nhóm chuyên gia. Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị nhóm chuyên gia tiếp tục nghiên cứu để năm 2014 phải đẩy mạnh việc quản lý giá các mặt hàng thiết yếu. Thủ tướng quả quyết sắp tới sẽ không còn giá dịch vụ và sản phẩm bán dưới giá thành, phải bù lỗ. Trước mắt, đã áp dụng theo đúng giá thị trường đối với mặt hàng xăng dầu và giá than bán cho sản xuất điện đã bằng giá xuất khẩu. “Giá điện đã đi 1 bước, năm 2014 sẽ không còn bù lỗ nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ các hộ người nghèo mỗi năm khoảng 1.000 tỉ đồng, hiện là 30.000 đồng/hộ. Khi tăng giá điện, sẽ tiếp tục điều chỉnh hỗ trợ” - Thủ tướng cho biết.

Cũng theo Thủ tướng, hiện mới tính đúng, tính đủ đối với giá dịch vụ y tế, giáo dục ở khía cạnh tiền lương cán bộ, thuốc men, còn nhiều yếu tố đầu vào khác vẫn “bao cấp” như đầu tư cơ sở vật chất, đất đai… Thủ tướng nhấn mạnh: “Không còn bù lỗ và các bộ phải công khai, minh bạch giá điện, xăng dầu là nhiệm vụ năm 2014 để nhân dân giám sát”. 

 

Sắp công bố tên doanh nghiệp cổ phần hóa

Về tái cơ cấu DN nhà nước để hoạt động có hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết năm 2014-2015 sẽ tập trung cổ phần hóa 500 DN trên tổng số gần 1.100 DN nhà nước theo hướng cổ phần hóa toàn bộ tổng công ty 90 và một số tập đoàn như Tập đoàn Công nghiệp Dệt may Việt Nam chứ không làm từng DN. Từ tháng 2-1014, sẽ công khai danh sách DN cổ phần hóa và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành thực hiện. Đối với các NH thương mại, Thủ tướng tiếp tục khẳng định tập trung xử lý nợ xấu, sở hữu chéo, DN tư nhân vay vốn NH do mình sở hữu...

“Trước mắt và trung hạn, Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện, cải cách thể chế có thể tạo sức bật cho nền kinh tế thị trường đã được Hiến pháp, cương lĩnh của Đảng khẳng định. Đây chính là dân chủ trong kinh tế” - Thủ tướng nêu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo