xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để dân cảm thấy bị bất công!

Đỗ Du thực hiện

Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa - đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam - tình hình pháp luật, thực thi công lý kém và có những bất cập, đặc biệt tham nhũng gây mất niềm tin nhiều nhất từ người dân.

* Phóng viên: Theo ông, tại sao thời gian qua, tình trạng dân “tự xử” lại xảy ra ở nhiều nơi như vậy ?
- Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Tình hình này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở nhiều nước, nhất là những nước đang phát triển, chậm phát triển vì đặc trưng là có hệ thống luật pháp không nghiêm minh.
 
Khi có khó khăn trong xã hội thì hệ thống luật pháp và bộ máy nhà nước không đáp ứng được yêu cầu của người dân. Ở nhiều quốc gia tình trạng tham nhũng lan tràn đã vô hiệu luật pháp. Khi xuất hiện tình hình đó, người dân không còn niềm tin ở công lý, ở công chức nhà nước nữa, người ta phải “tự xử”.

Ở Việt Nam có những câu tục ngữ thể hiện rõ việc này như: “Vô phúc đáo tụng đình”, “Con kiến kiện củ khoai”, “Được vạ má đã sưng”. Điều đó cho thấy tình hình pháp luật, thực thi công lý kém và có những bất cập, đặc biệt tham nhũng gây mất niềm tin nhiều nhất từ người dân. Bị bất công, thiệt hại mà nếu đi báo cho nhà nước, kiện tụng thì vừa mất tiền vừa mất thời giờ và có khi còn bị hại trở lại nên không ít người đã chọn cách “tự xử”.

* Ở đâu có chuyện người dân “tự xử” nhiều thì ở đó có lỗi không nhỏ của chính quyền địa phương?

- Lỗi trước hết thuộc về chính quyền địa phương, trong đó đặc biệt là các cơ quan thi hành pháp luật, công an, viện kiểm sát, tòa án, đặc biệt là ở cấp xã, huyện lẽ ra phải là nơi gắn kết, gần gũi với người dân nhất.

Ngoài những cơ quan, chính quyền cơ sở xã/phường, huyện/quận còn phải kể tới cả hệ thống chính trị nữa. Như MTTQ chẳng hạn, có mạnh không; nếu mặt trận mạnh và có hệ thống chân rết xuống tận người dân thì phải cùng người dân đối thoại để biết được dân tình phản ánh, bức xúc những gì, sau đó làm việc với chính quyền để chấn chỉnh. Nếu không thì rất nguy hiểm. Một khi công lý không được thực thi, luật pháp không nghiêm minh thì tội phạm càng lộng hành.

* Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) có nói đến tình trạng dân gọi điện thoại, cán bộ không nghe máy vì số lạ. Điều này có góp phần khiến người dân bức xúc?

- Vấn đề là chúng ta tổ chức bộ máy tiếp nhận, xử lý thông tin từ người dân thế nào, chứ các đồng chí lãnh đạo các cấp cũng không thể tối ngày nhận điện thoại. Các nơi đều có số điện thoại đường dây nóng nhưng có ai bắt máy khi dân gọi không? Bộ máy chúng ta không thiếu, đủ hết các chức năng, chức trách nhưng tổ chức không tốt nên người dân phải kêu lên lãnh đạo. Phản ánh tới phường nhưng phường không giải quyết, có tiêu cực nên họ mới đưa lên quận, huyện và có khi còn không được giải quyết nữa mới phải đưa lên tỉnh, thành phố.

Số điện thoại đường dây nóng có vai trò quan trọng lắm, nên việc không nghe và xử lý ngay sự việc người dân phản ánh thì phải xử lý người trực đó. Thế thì người dân sẽ có niềm tin.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo