xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dùng rừng để giữ rừng

Phạm Hồ - Như Phú

Với địa bàn trải rộng, lực lượng kiểm lâm không thể dàn quân kiểm soát hết được rừng Cần Giờ - TPHCM. Chính những người dân giữ rừng là tai mắt, là lực lượng bám trụ thường xuyên phối hợp với kiểm lâm ngăn chặn lâm tặc, phát triển lá phổi xanh cho TP. Song để người dân yên tâm gìn giữ rừng, trước tiên rừng phải nuôi sống được họ

“Trung bình một tháng chúng tôi lại phải xử lý gần 10 vụ xâm hại rừng Cần Giờ”- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Cần Giờ Võ Văn Đức bức xúc. Ngay khi trao đổi với chúng tôi, trạm kiểm lâm cơ sở báo về vừa bắt được một vụ chặt đốn cây đước trái phép, vận chuyển bằng thuyền.

Rừng “chảy máu”

Ông Đức lo ngại: “Hiện nay bên huyện Long Thành - Đồng Nai có hơn 100 lò than đang hoạt động. Nếu chúng tôi sơ sẩy, lâm tặc sẽ chặt dần rừng đước về cung cấp cho các lò than ở đó”. Chỉ cần chặt khoảng 10 cây đước trong rừng bỏ lên thuyền, lâm tặc có thể kiếm được 200.000 - 300.000 đồng. Chính khoản tiền kiếm được này khá hấp dẫn nên lâm tặc ngày càng lộng hành, khiến công tác bảo vệ rừng càng thêm khó khăn.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Cần Giờ, từ đầu năm 2008 đến hết tháng 11, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 103 vụ xâm hại rừng, gây thất thoát hơn 1.000 cây đước, mắm... Cũng trong khoảng thời gian này, kiểm lâm đã phát hiện 19 vụ săn bắt, vận chuyển, mua bán trái phép động vật rừng, thu giữ hơn 1.850 kg thú rừng cùng hàng chục phương tiện vận chuyển. Đây mới chỉ là những vụ bị kiểm lâm phát hiện, chắc chắn còn rất nhiều vụ phá rừng, săn bắt động vật trái phép trót lọt, cho thấy rừng Cần Giờ đang “chảy máu” hằng ngày.

Với hơn 35.000 ha rừng nằm chen giữa sông rạch chằng chịt, 7 chốt kiểm lâm như mất hút trong bao la bạt ngàn. Mạng vô tuyến tuy đã phủ khắp nhưng tuần tra thường xuyên đã rút hết sức lực của các kiểm lâm viên, vốn rất mỏng lực lượng. Trong khi đó, nguồn lợi từ việc khai thác gỗ lậu, săn bắt động vật quá lớn nên lâm tặc sẵn sàng liều mạng. Đã có người ngã xuống vì rừng. Trong một chuyến tuần tra đêm, hai kiểm lâm viên Ngô Xuân Thế và Lê Văn Trung phát hiện lâm tặc đang chặt đước ở khu rừng tại xã Thạnh An. Với số đông, lâm tặc đã tấn công hai anh. Sau cuộc giằng co, anh Thế đã bị bọn chúng sát hại, còn anh Trung bị đánh trọng thương rớt xuống sông. May mắn, sóng đánh dạt anh Trung vào bờ và được ngư dân cứu sống. Anh Thế hy sinh để lại người vợ mới cưới được vài tháng. Sau đó, kiểm lâm viên Ngô Xuân Thế được truy tặng liệt sĩ và danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

img
Một con mèo rừng ở Cần Giờ bị săn bắn trái phép

Bấp bênh kinh tế phụ

Thu nhập từ giữ rừng không cao nên cuộc sống người dân phụ thuộc vào kinh tế phụ, chủ yếu là nuôi tôm, nuôi ốc, đánh lưới; ai ở vùng cao ráo thì làm muối. Trước đây, người dân nuôi tôm trong lạch ở rừng thì bảo đảm có cái ăn, thậm chí khá lên thấy rõ. Nhưng 5 năm trở lại đây, do nguồn nước ô nhiễm, thả con tôm nào xuống là chết con đó, người dân nợ nần chồng chất. Người làm muối thì quanh năm khổ nhọc nhưng thu nhập chẳng được là bao. Hộ anh Đỗ Minh Tuấn vay tiền làm một hecta muối. “Ăn trước trả sau, không khá nổi” - anh Tuấn lắc đầu- “Mỗi năm, ba cha con tôi làm cật lực được 1.100 giạ muối. Nếu muối được giá, trừ hết chi phí, tôi còn được khoảng 10 triệu đồng; còn giá thấp thì như làm công quả. Có năm giá muối chỉ 3.000 đồng/giạ, rẻ hơn cả đất, cát, gia đình tôi coi như không đủ ăn”.

Suốt ngày lặn lội trong rừng mà vẫn khốn khó, anh Nguyễn Văn Lành, ở tiểu khu 14, quây lưới sau nhà nuôi ốc ngựa cải thiện cuộc sống. “Con nước thất thường, ốc theo nước ra sông, cuối mùa kéo lưới lên toàn bùn với rác, chỉ còn vài mươi conss. Tôi buồn nản quá thả luôn chúng ra sông” – anh Lành kể. Dành dụm mãi, vợ chồng anh mới mua được 3 con dê. Nuôi hơn 2 năm, chúng đẻ thêm được 2 con. “Tài sản lớn nhất của vợ chồng tôi là bầy dê. Chuyện gì cũng trông chờ vào chúng, bởi thế có khi tôi chăm sóc những “sư phụ” này còn hơn cả... vợ con!” - anh Lành đùa.

Ông Võ Văn Đức cho biết mới đây, có hộ gia đình vay được 20 triệu đồng để làm bung (một loại lờ bẫy cá). Thả được vài buổi, kẻ gian lấy mất bung, nhận chìm ghe. Không biết kiếm đâu ra tiền trả nợ, vợ chồng, con cái ôm nhau khóc dưới tán rừng.

Trên rừng, dưới biển mà sao cứ nghèo?

Ông Cát Văn Thành, Phó trưởng Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, ưu tư: “Muốn người dân giữ rừng tốt thì chính rừng phải nuôi sống được họ”. Theo số liệu từ ban quản lý rừng, với tổng diện tích khoảng 35.000 ha, rừng Cần Giờ hiện được giao khoán cho 11 đơn vị và 250 hộ dân coi giữ. Mô hình giữ rừng như hiện nay là khá hiệu quả.

Các đơn vị tổ chức du lịch như Khu Du lịch Rừng Sác, Đảo Khỉ, Đầm Dơi, sân chim... mỗi năm thu hút được hàng trăm ngàn du khách, ổn định được nguồn thu hàng chục tỉ đồng. Song, hàng trăm hộ dân giữ rừng tuy đã được cải thiện cuộc sống nhưng nhìn chung vẫn còn quá khó khăn. Trước đây, rừng được trồng với mục tiêu sản xuất nên người dân được chia 35%-65% thu nhập từ tỉa thưa rừng. Đây là nguồn thu đáng kể để cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc khai thác tỉa thưa bị cấm hoàn toàn, đời sống người dân vẫn cứ eo hẹp dù sống trên rừng dưới biển.

Tiến sĩ Lê Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn Cần Giờ, nhận định: “Được tỉa thưa, rừng Sác sẽ phát triển tốt hơn và người dân có được thu nhập đáng kể để yên tâm bảo vệ rừng”. Đồng quan điểm này, ông Võ Văn Đức cũng cho rằng nếu khai thác hợp lý rừng Cần Giờ, người dân sẽ khá lên ngay trên chính vùng rừng mình bảo vệ. “Không có gì hiệu quả bằng dùng chính rừng để bảo vệ rừng”- ông Đức khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo