xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dung túng mua bán Salbutamol trái phép?

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Dùng chất gây ung thư Salbutamol để tạo nạc mà chỉ bị xử lý hành chính, vậy thì tình trạng đầu độc người tiêu dùng không thể chấm dứt

Cục Cảnh sát Môi trường (C49) - Bộ Công an vừa thông báo không khởi tố vụ buôn bán trái phép chất Salbutamol đối với một số doanh nghiệp (DN) vi phạm kinh doanh mặt hàng này (Báo Người Lao Động, ngày 12-4) vì chưa đủ cơ sở. Liệu quyết định này có phù hợp với bối cảnh cả xã hội đang tuyên chiến với việc đưa chất cấm vào thực phẩm?

Ăn vào phải chết ngay mới bị xử lý hình sự!

Trước đó, qua hậu kiểm, cơ quan y tế phát hiện 4 DN sai phạm trong kinh doanh nguyên liệu Salbutamol và chuyển C49 hồ sơ của 3 DN trong số đó để điều tra. Sau khi xem xét, C49 đã có kết luận như trên.

Chất tạo nạc Salbutamol được phát hiện trong nhiều mẫu thịt heo khiến người tiêu dùng vô cùng lo ngại
Chất tạo nạc Salbutamol được phát hiện trong nhiều mẫu thịt heo khiến người tiêu dùng vô cùng lo ngại

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng Phòng Thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), cho biết không bất ngờ khi C49 thông báo chưa đủ cơ sở để khởi tố vì theo quy định, yếu tố “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm về an toàn thực phẩm. Mức độ “nghiêm trọng” được thể hiện ở chỗ “gây thiệt hại cho tính mạng” hoặc “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng”. Đó là người sử dụng có thể tử vong ngay lập tức sau khi ăn và chứng minh được là do ăn thực phẩm đó. Lúc này, mới có cơ sở để xử lý hình sự được! Thế nhưng, theo ông Dũng, hầu hết hóa chất trong thực phẩm bẩn đều gây ảnh hưởng về lâu dài chứ không phát tán, gây chết người ngay nên rất khó xử lý hình sự.

“Tuy vậy, không phải vì thế mà chúng ta để sự việc “chìm xuồng”. Tôi cho rằng cơ quan chức năng phải có trách nhiệm với người dân, mà ở đây là Cục Quản lý dược phải khắc phục hậu quả bằng việc thu hồi, xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh Salbutamol không đúng quy định” - ông Dũng nhấn mạnh.

Với quy định hiện hành, chế tài chỉ mới dừng lại ở mức xử vi phạm hành chính, các cơ sở sản xuất sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chỉ bị phạt từ 70 triệu đến 100 triệu đồng, không đủ sức răn đe. Trong khi đó, theo một quan chức Bộ Y tế, với những cơ sở vi phạm liên quan đến kinh doanh Salbutamol bị phát hiện thời gian qua, mức chế tài xử phạt cao nhất đã được Bộ Y tế áp dụng.

Nhập “thả ga”

Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) - Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc cung cấp thông tin liên quan đến quản lý, cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol. Theo Cục Quản lý dược, hiện 150 công ty có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu và 153 công ty sản xuất có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc được nhập khẩu nguyên liệu nói chung, trong đó có Salbutamol. Tuy nhiên, trong 2 năm 2014-2015, chỉ có 20 công ty đề nghị cấp phép nhập Salbutamol, với số lượng năm 2014 là 3,9 tấn, năm 2015 là 5,2 tấn. Đối với lĩnh vực y tế, Salbutamol là hoạt chất được sử dụng làm thuốc điều trị từ nhiều năm nay.

Cũng theo Bộ Y tế, đối với nguyên liệu làm thuốc không thuộc danh mục thuốc, trong đó có Salbutamol, việc xét duyệt đơn hàng nhập khẩu của Cục Quản lý dược căn cứ vào điều kiện của DN nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu, nhà cung cấp nguyên liệu... để bảo đảm nguyên liệu có thể sử dụng làm thuốc an toàn, hiệu quả cho người bệnh, không hạn chế về số lượng nguyên liệu nhập khẩu. Nếu là thuốc thành phẩm có chứa Salbutamol đã có số đăng ký được công bố thì DN được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu. Còn trường hợp nguyên liệu Salbutamol thì DN được cấp phép nhập khẩu theo số lượng mà DN đề nghị tại đơn hàng trong giấy phép nhập khẩu được duyệt.

Salbutamol - “thuốc phải kiểm soát đặc biệt”

Mới đây, theo đề nghị của Bộ Y tế, Quốc hội đã thông qua việc đưa nguyên liệu Salbutamol trong ngành nông nghiệp vào khái niệm “thuốc phải kiểm soát đặc biệt” tại Luật Dược (sửa đổi). Luật này cũng cấm kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đúng mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng cho phép. Bộ Luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016) có quy định các hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi sẽ được xếp vào khung xử lý hình sự thay vì hành chính như trước. Các hành vi dùng chất cấm, ngay cả khi chưa xác định được hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm; nếu có tình tiết tăng nặng, hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi có thể xử phạt tù lên đến 20 năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo