xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đuổi hàng trăm cơ sở phế liệu

LÊ PHONG - SỸ HƯNG

Hàng trăm cơ sở thu mua, chế biến phế liệu ở huyện Bình Chánh, TP HCM đều nhận được “tối hậu thư” buộc di dời

Bà Nguyễn Kim Mai, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh, cho biết kế hoạch trục xuất vựa ve chai, cơ sở tái chế phế liệu được lên từ nhiều năm trước chứ không phải bất ngờ thông báo.

Nơi mạnh, nơi nhẹ

Bà Mai thông tin hiện huyện Bình Chánh có tổng cộng 487 cơ sở kinh doanh mua bán, tái chế phế liệu, trong đó, địa phương đã ra “tối hậu thư” cho 361 cơ sở phải di dời trước tháng 6-2017; đến năm 2020, sẽ trục xuất toàn bộ.


Các cơ sở thu mua ve chai trên đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM đang lo lắng về thông báo ngưng hoạt động Ảnh: LÊ PHONG

Các cơ sở thu mua ve chai trên đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM đang lo lắng về thông báo ngưng hoạt động Ảnh: LÊ PHONG

Trả lời câu hỏi, sau khi trục xuất, chính quyền có quy hoạch cho các cơ sở trên về nơi hoạt động riêng biệt hay không? Bà Mai cho biết các cơ sở vừa nhận thông báo vì không có giấy phép hoạt động nên cấm hẳn. Hơn nữa, qua rà soát trên địa bàn huyện thì không còn chỗ cho các cơ sở trên. Riêng Cụm Công nghiệp Lê Minh Xuân (nơi chuyên thu gom các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm - PV) hiện không còn đất để cho thuê. Và nếu còn mặt bằng thì các cơ sở ve chai, phế liệu không thể hoạt động vì mặt bằng lớn, chi phí thuê cao. “Hiện địa phương chỉ có thể hướng dẫn và tạo điều kiện cho những chủ cơ sở phải di dời chuyển đổi ngành nghề mà thôi” - bà Mai nói.

Nói về lý do ban hành “tối hậu thư”, ông Nguyễn Văn Phụng - Bí thư Huyện ủy Bình Chánh - cho biết thời gian qua, vấn đề ô nhiễm từ các cơ sở trên được cho là nhức nhối ở địa phương. Việc di dời là để bảo vệ môi trường và để bảo đảm vấn đề quy hoạch và các tiêu chí để địa phương đạt nông thôn mới.

Liên quan đến việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn TP, theo tìm hiểu của phóng viên thì rất ít địa phương (kể cả nội thành) “mạnh tay” như Bình Chánh. Đơn cử, theo ông Châu Minh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, hiện địa phương đang có chủ trương tạo điều kiện cho người dân hoạt động nghề thu mua ve chai và chưa lên kế hoạch di dời. Bởi đa số những hộ này còn khó khăn và kinh doanh nhỏ lẻ sinh sống. Tương tự, đại diện UBND quận Tân Phú cho biết chưa phải lúc di dời các cơ sở thu mua phế liệu. Trước mắt, địa phương này yêu cầu các nhà máy hoạt động gây ô nhiễm di dời khỏi khu dân cư. Bởi việc thu mua phế liệu ít gây ô nhiễm hơn các cơ sở chế biến.

Mong chính quyền xem lại!

Ghi nhận của phóng viên, những ngày qua, hàng loạt vựa ve chai trên đường Vĩnh Lộc (đoạn thuộc xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) sống trong cảnh phập phồng không biết rồi đây sẽ kinh doanh, sinh sống ra sao. Điều đáng nói, phần lớn các chủ cơ sở đều là dân ngoại tỉnh, lao động nghèo. Bà Trần Thị Kiều (44 tuổi, quê gốc Quảng Ngãi, hiện ngụ ở Vĩnh Lộc) kể sau nhiều năm làm thuê, cuối năm 2016, bà dành dụm được ít vốn liền thuê mặt bằng thời hạn 5 năm để mở một đại lý thu mua ve chai. “Vậy mà, ngày 20-4 vừa qua, tôi thực sự choáng váng khi nhận được thông báo phải ngưng hoạt động vì lý do gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch của địa phương. Biết sống sao đây?” - bà Kiều than.

Theo bà Kiều, cơ sở của bà chỉ mua giấy vụn, vỏ lon và không tiến hành súc rửa túi ni-lông, thùng phuy nên không thể cho rằng gây ô nhiễm. Việc bắt buộc di dời như vậy chẳng khác gì bịt đường sống của những người nghèo chân chính. Cũng theo bà Kiều, 15 tuổi đã vào TP đẩy xe đi mua ve chai và gần 30 năm qua chỉ làm công việc này nên nếu bị đóng cửa chắc chắn phải về quê làm ruộng.

Tương tự, qua tiếp xúc với các vựa ve chai trên đường Nguyễn Văn Linh (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), ai cũng khẳng định việc “đuổi” các cơ sở chế biến phế liệu thì hợp lý, chứ bắt các vựa thu mua ve chai “ra đi” thì xem ra quá mạnh tay, bởi việc thu mua ve chai đâu có gây ô nhiễm môi trường. Chủ vựa thu mua ve chai Nguyễn Văn Phú thắc mắc: Tôi không hiểu sao huyện Bình Chánh đưa ra thông báo không cho cơ sở của tôi hoạt động trong khi ở nội thành họ đâu có đuổi. Khu vực chúng tôi hoạt động nằm xa dân cư, có chỗ đậu xe tải làm sao gọi là ảnh hưởng tiếng ồn, môi trường được?

“Đây không những là kế sinh nhai của gia đình tôi mà còn rất nhiều bạn hàng nghèo từ quê vào đi mua ve chai. Mong chính quyền xem lại” - ông Phú khẩn cầu.

Đề nghị trục xuất nhà máy xi măng khỏi TP HCM

Ngày 21-4, Sở Xây dựng TP HCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Quy hoạch vật liệu xây dựng TP HCM năm 2020, định hướng 2030.

Theo thống kê, TP hiện có 8 doanh nghiệp sản xuất xi măng với 9 trạm nghiền, trong đó 3 nhà máy không hoạt động trong khu công nghiệp. Theo dự thảo, từ đây đến năm 2020, tất cả đều không được hoạt động trong TP và phải dời ra các tỉnh lân cận để bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp đưa ra là chỉ thành lập các kho trung chuyển.

Tại hội nghị, ông Ngô Minh Lãng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1, đã phản đối và nêu giải pháp thay vì cấm hoạt động nên tạo điều kiện các nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại kiểm soát ô nhiễm bụi và đưa các xe chuyên dụng vận chuyển xi măng từ nhà máy vào các công trình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo