xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm minh bạch sẽ tăng nguy cơ tham nhũng

Phương Anh thực hiện

Kết quả khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh năm 2011 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố cho thấy chỉ số về tính minh bạch vẫn tiếp tục là một vấn đề đáng thất vọng vì tiếp tục không có sự cải thiện trong 7 năm liên tiếp. Báo Người Lao Động đã phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan xung quanh vấn đề này

* Phóng viên:Thưa bà, tính minh bạch của chỉ số PCI năm 2011 giảm, phải chăng do việc cải thiện môi trường kinh doanh chưa phải mục tiêu ưu tiên của các chính quyền địa phương?

 

img

- Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Trên thực tế, trong các chương trình cải cách hành chính từ Trung ương đến địa phương đều đưa vào yêu cầu minh bạch với mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại. Nhưng khi thực hiện lại ít có yếu tố thúc đẩy để mục tiêu này thực sự có kết quả. Sau này, đôi khi còn có sự nhầm lẫn giữa công khai và minh bạch. Người ta cho rằng chỉ cần đăng thông tin trên báo, đưa lên mạng là minh bạch rồi. Nhưng đó không phải minh bạch, thậm chí chưa thể coi là công khai đầy đủ. Việc hiểu mù mờ đã dẫn đến những cách thực hiện khác nhau.

Tôi đang nghi ngờ liệu tính minh bạch ở các địa phương giảm có gắn với việc phân cấp, phân quyền hay không. Khi đã được phân quyền, địa phương sẽ thực hiện theo cách của mình, đưa ra những quy định của mình. Có thể cách thực hiện như thế phù hợp với cái chung nhưng cũng có thể lại làm mù mờ đi khi nó được thiết kế không đúng.

Nguyên nhân khác nữa, có thể được phân cấp mạnh nhưng năng lực bộ máy chính quyền địa phương không được nâng lên tương ứng. Nhiều tỉnh đưa cán bộ vào vị trí đứng đầu nhưng không đáp ứng được năng lực. Vụ Tiên Lãng vừa qua là một ví dụ rất lớn. Không chỉ cấp huyện mà bản thân lãnh đạo TP Hải Phòng cũng không nắm được Luật Đất đai. Điều tra PCI này diễn ra trước vụ Tiên Lãng, đến năm sau thì hệ quả của Tiên Lãng còn thể hiện rõ hơn yếu kém trong tính minh bạch tại các địa phương hiện nay.

img
Thu hút đầu tư ngày càng khó khăn hơn với nhiều địa phương.
Trong ảnh: Khu Công nghiệp Thốt Nốt - TP Cần Thơ có rất ít doanh nghiệp đầu tư. Ảnh: TRỌNG CHINH

* Việc chậm cải thiện tính minh bạch là do hạn chế của chính quyền địa phương hay còn nguyên nhân nào khác?

- Tôi nghĩ rằng còn do những nhân tố của cơ quan Trung ương. Trong những năm gần đây, xu hướng chung trong điều hành của các bộ, ngành là đưa ra rất nhiều thông tư, công văn để giải quyết công việc với mức độ hành chính hóa rất cao. Từ những văn bản không được kiểm soát đầy đủ, có thể dẫn đến tình trạng văn bản chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí làm méo mó, sai lệch chủ trương luật pháp của Nhà nước. Một điều của luật có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau nên thực hiện khác nhau khiến tính minh bạch của hệ thống càng kém.

Tính minh bạch giảm đi một phần còn do năng lực điều hành của cán bộ kém. Nếu có đội ngũ cán bộ công chức và chính trị gia tốt hơn thì minh bạch phải tăng lên. Vì chỉ khi trình độ không cao, trách nhiệm không đầy đủ thì người ta thích một cơ chế tù mù để dễ làm việc. Đây là điều rất đáng tiếc vì lẽ ra khi chúng ta càng cải cách thủ tục hành chính, càng cố gắng xây dựng thể chế hiện đại hơn thì tính minh bạch phải tăng lên chứ không phải giảm như vậy.

* Trong một môi trường kinh doanh mà tính minh bạch không cao, theo bà, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
- Trong cơ chế tù mù dễ có hiện tượng móc ngoặc, nổi lên các nhóm lợi ích, cạnh tranh không sòng phẳng. Người làm ăn đàng hoàng nhìn thấy cơ hội nhưng cách làm việc của chính quyền không minh bạch, đàng hoàng thì họ cũng không muốn hoặc không dám đầu tư. Hệ thống chính quyền không minh bạch sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình thế không minh bạch và cái sai của Nhà nước sẽ kéo theo cái sai của doanh nghiệp, nảy sinh gian lận.
Ví dụ, một doanh nghiệp vào được một dự án theo cơ chế không minh bạch thì báo cáo thuế, báo cáo cổ đông cũng khó minh bạch do những phần “đi đêm” không biết tính vào đâu. Hệ quả không chỉ là Nhà nước, doanh nghiệp mất cơ hội mà sản xuất kinh doanh bị tăng thêm chi phí và cuối cùng đổ vào xã hội qua giá sản phẩm.

* Theo bà, không minh bạch có phải là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng?

- Đúng như vậy. Yêu cầu hàng đầu để chống tham nhũng là phải có hệ thống minh bạch và trách nhiệm giải trình. Khi đã minh bạch thì “cửa” cho tham nhũng sẽ giảm rất đáng kể. Một khi tất cả các tiêu chí đều được công bố, hiểu đúng và làm đúng thì mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có cơ hội kinh doanh, không bị lệ thuộc vào cơ chế xin - cho, chạy chọt. Nhưng minh bạch phải gắn liền với trách nhiệm giải trình. Nếu không có trách nhiệm giải trình thì không biết quyết định cuối cùng dựa trên cơ sở nào, ai chịu trách nhiệm.

Khả năng tiếp cận thông tin bị chấm điểm thấp

Theo kết quả khảo sát PCI 2011, có 8 chỉ số đo lường độ minh bạch trong quản lý Nhà nước tại cấp tỉnh. Trong đó có các tiêu chí về khả năng tiếp cận thông tin, thương lượng thuế, độ mở của website, tham gia ý kiến đóng góp vào văn bản, khả năng tiên liệu chính sách…

Về tiếp cận thông tin có 2 loại: Văn bản pháp quy của Nhà nước và thông tin mang tính chất tạo ra cơ hội kinh doanh như quy hoạch, dự án tại các địa phương. Tuy nhiên, kết quả điều tra PCI năm 2011 tính theo thang điểm 5, mức tiếp cận nhóm tài liệu pháp lý (luật, nghị định…) chỉ đạt 3,03 điểm; mức tiếp cận nhóm tài liệu kế hoạch (chính sách ưu đãi đầu tư, kế hoạch phát triển hạ tầng…) chỉ đạt 2,51 điểm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo