xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm nghĩa vụ tài chính cho dân

MINH KHANH

Hai dự thảo nghị định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất và thu tiền thuê đất, thuê mặt nước sẽ được soạn thảo trên cơ sở bám sát mục tiêu của Luật Đất đai 2013 và giảm nghĩa vụ tài chính cho người dân

Thông tin nêu trên được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, trưởng ban soạn thảo nghị định, cho biết tại hội nghị lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương phía Nam về 2 dự thảo do Bộ Tài chính tổ chức ngày 27-2 ở TP HCM. Theo ông Chí, đến ngày 10-3, Bộ Tài chính sẽ hoàn chỉnh việc tổng hợp ý kiến, ngày 15-4 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành để kịp với thời hiệu của Luật Đất đai (1-7).

Giá đất quá cao!

Ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, cho biết đơn giá thuê đất hằng năm được tính bằng tỉ lệ % nhân với giá đất. Dự thảo quy định tỉ lệ xác định đơn giá thuê đất chung là 1%; riêng đất đô thị, trung tâm thương mại - dịch vụ… thì UBND cấp tỉnh sẽ quyết tỉ lệ nhưng không quá 3%. Với đất vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định tỉ lệ.

Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định tỉ lệ phần trăm khi tính đơn giá thuê đất hằng năm ở vùng sâu, vùng xa...
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định tỉ lệ phần trăm khi tính đơn giá thuê đất hằng năm ở vùng sâu, vùng xa...

Đại diện Cục Thuế  tỉnh Long An cho rằng 3% là quá cao, mức 2% thì vừa phải. Theo đại diện Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa, khi điều chỉnh mức tỉ lệ lên 0,25% và 0,75% (theo Nghị định 142/2005 và 121/2010) thì giá đất tăng 10-15 lần, bắt buộc HĐND tỉnh phải quyết định còn không quá 1,5%. Nếu quy định tỉ lệ 3% như dự thảo thì giá đất sẽ rất cao.

Đại diện Cục Thuế TP HCM cho biết từ sau ngày 1-1-2006 đến nay vẫn chưa xác định được đơn giá thuê đất theo Nghị định 142/2005 nên vẫn phải ra thông báo tạm thu đối với các đơn vị đang thuê đất. Thông báo này không thể là căn cứ để xử lý các đơn vị chậm nộp thuế hay cưỡng chế nợ các đơn vị không chấp hành.

Theo dự thảo, dự án có hệ số sử dụng đất cao hoặc ở vị trí trung tâm, khả năng sinh lợi cao thì giá khởi điểm để đấu giá có thu tiền sử dụng đất sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định. Nhiều đại biểu cho rằng đây là một khái niệm mù mờ khiến địa phương khó xác định.

Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Nam Long, đề xuất nên đưa ra tỉ lệ điều tiết (áp dụng như thuế), chẳng hạn khu vực nào muốn khuyến khích phát triển thì giảm xuống 10%-20%, nơi nào muốn khống chế thì tăng lên 30%-40%. “Tại TP HCM, tiền sử dụng quá cao khiến người dân không kham nổi. Tôi được biết TP còn tồn đọng cả chục ngàn giấy chứng nhận (GCN) không cấp được vì người dân không có tiền đóng nghĩa vụ tài chính cũng như nhiều dự án dang dở không triển khai được” - ông Quang nói.

Ông Tạ Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP HCM, cho rằng để minh bạch, nên thu tiền theo mục đích sử dụng đất và quy định cụ thể trường hợp nào áp theo bảng giá đất, trường hợp nào do UBND tỉnh quy định mức giá cụ thể. Theo ông Vinh, dự thảo quy định khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở sẽ không thu tiền sử dụng mà chỉ tính theo phần chênh lệch nhưng hiện nay, đất nông nghiệp không phải nộp tiền sử dụng nên không tính được phần chênh lệch. Ông Vinh đề xuất các quy định hỗ trợ tái định cư cũng nên đưa vào nghị định để tạo điều kiện cho công tác giải phóng mặt bằng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, khẳng định giá đất TP quá cao đã khiến nhiều nhà đầu tư chạy dài. “Hầu như các nhà đầu tư đều phải đền bù theo giá thị trường. Họ còn phải đóng tiền sử dụng đất theo mục đích (giá tương lai), thế thì chẳng khác nào phải mua đất 2 lần” - ông dẫn chứng.

Ông Châu đề xuất nên kéo giãn thời gian nộp tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp lên 180 ngày thay vì chỉ 30 ngày như dự thảo bởi doanh nghiệp không thể vừa xoay xở tiền khởi công xây dựng vừa nộp tiền sử dụng đất trong thời gian ngắn như vậy. Đây cũng là kiến nghị của nhiều địa phương khác.

Ưu đãi công trình ngầm

Ngày càng có nhiều công trình ngầm được đầu tư tại các địa phương nhưng vẫn chưa tính được giá thuê đất do chưa có hướng dẫn cụ thể. Trong dự thảo lần này, Bộ Tài chính đề xuất đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm (không phải là phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất) không quá 50% đơn giá thuê đất có cùng mục đích sử dụng trên mặt đất.

Theo đại diện Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long, đầu tư công trình ngầm rất tốn kém và cũng không được thoải mái xây dựng như trên mặt đất, vì thế cần có cơ chế ưu đãi và mức dưới 30% đơn giá thuê đất mặt là hợp lý. Đại diện Sở Tài chính Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng nghị định không nên quá cứng nhắc, chỉ cần quy định không quá 30% hoặc 50%, còn khung giá cụ thể sẽ do HĐND tỉnh quyết định đối với từng khu vực. Tỉ lệ không quá 30% cũng được nhiều địa phương tán thành.

Ngoài ra, theo Bộ NN-PTNT, việc giao - cho thuê mặt nước, mặt biển gặp nhiều khó khăn vì chưa có văn bản hướng dẫn cũng như cấp GCN. Điều này còn khiến ngành thuế không thu được tiền sử dụng mặt nước. Vì vậy, dự thảo nghị định giao Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp GCN quyền sử dụng mặt nước (không gắn với yếu tố đất).

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn việc thu nộp tiền thuê đất mặt nước, mặt biển đối với các dự án khai thác dầu khí ở lãnh hải và thềm lục địa. Dự thảo cũng đưa ra đơn giá cụ thể khi thuê mặt nước: 20 - 300 triệu đồng/km2/năm (dự án sử dụng mặt nước cố định) và 100-750 triệu đồng/km2/năm (dự án sử dụng mặt nước không cố định)...

Khuyến khích nộp tiền sử dụng đất sớm

Bộ Tài chính cho rằng việc hỗ trợ một khoản tiền cho hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ tiền sử dụng đất trước hạn vừa có lợi cho người dân vừa có lợi cho nhà nước. Do đó, dự thảo nghị định đưa ra phương án: Nếu thanh toán trước thời hạn 5 ngày kể từ khi ghi nợ thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ 6%/năm của số năm trả nợ trước hạn và tính trên số tiền trả nợ trước hạn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Chí, mức 6%/năm hay 30%/5 năm (thời hạn được ghi nợ tối đa) là khá cao, có thể xem xét thêm ở mức 2%/năm. Ông  Lê Bá Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Đà Nẵng, cho rằng ưu đãi thì cần phải khuyến khích được người dân, 2%/năm là quá thấp. Ông đề xuất nên giữ ở mức 6%/năm hoặc nếu cân nhắc thêm thì cũng nên cao hơn 2%/năm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo