Tại cuộc họp giao ban thường kỳ tổ chức ngày 17-10, ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của Bộ Tư pháp, đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về một số vấn đề mà dư luận quan tâm.
Bối rối
trong vụ Vinalines là cần thiết để bảo đảm thi hành án sau này. Ảnh: ĐỖ DU
Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, gia đình ông cũng nhận được bản kê khai do cảnh sát khu vực mang tới. Bản thân ông không biết có phải kê khai đầy đủ 32 thông tin trên đó hay chỉ kê khai những phần được khoanh tròn. Ông Phan cho biết đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị xem lại việc này.
Theo ông Phan, Chính phủ đã giao Bộ Công an phụ trách thu thập thông tin về dữ liệu dân cư quốc gia, cấp mã số định danh cá nhân để tương lai có thể đạt mục đích giảm nhiều giấy tờ cho công dân và giảm thủ tục hành chính. Đến nay, Nghị định 90 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu dân cư vẫn có hiệu lực pháp lý và được coi là cơ sở để các cơ quan liên quan thực hiện.
“Chúng tôi đang chờ ý kiến của Bộ Công an rồi mới có ý kiến chính thức nên đến giờ chưa thể khẳng định được việc Công an TP Hà Nội triển khai thu thập thông tin như thế là đúng hay sai” - ông Phan nói.
Việc triển khai thu thập thông tin dân cư đang tiến hành rộng khắp ở các quận, huyện của TP Hà Nội. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, người dân được tổ trưởng dân phố hoặc công an khu vực hướng dẫn kê khai khác nhau. Có nơi bắt khai đủ 32 thông tin nhưng cũng có nơi chỉ yêu cầu khai các phần đánh dấu khoanh tròn.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, quả quyết những nội dung thu thập thông tin mà Công an TP Hà Nội đưa ra đã vượt quá giới hạn cho phép của Nghị định 90 và như thế là trái luật, cần xử lý.
TS Nguyễn Ngọc Kỷ, nguyên cán bộ Cục Tin học nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an, cho rằng việc thu thập thông tin thủ công và khó kiểm chứng được thông tin người dân kê khai nên sẽ không đạt hiệu quả quản lý, tốn kém tiền của mà sau này cũng không kết nối được vào cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia do Bộ Công an và Bộ Tư pháp xây dựng.
Tránh lặp “bài học Vinashin”
Trả lời về tiến trình thi hành án dân sự, thu hồi các khoản tiền sai phạm về ngân sách nhà nước trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tại sao lại quá chậm; sau vụ việc này có ý kiến đề xuất gì với các cơ quan chức năng trong giải quyết vụ việc tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hay không, ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, thừa nhận quá trình tố tụng vụ Vinashin “có vấn đề”.
Cụ thể, bản án tuyên 9 bị cáo thi hành 2 khoản: án phí và tiền phạt trên 2 tỉ đồng, bồi thường cho nhà nước trên 1.200 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan thi hành án dân sự mới thu hồi được một khoản tiền rất nhỏ. Khoản tiền bồi thường cho nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, sau khi Bộ Tư pháp và Bộ Giao thông Vận tải có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì đến nay, chỉ 2 doanh nghiệp có đơn yêu cầu thi hành án, 4 doanh nghiệp khác vẫn đang “thờ ơ” với những khoản tiền phải thu hồi.
Lý giải về việc thi hành án đang rất chậm, gặp nhiều khó khăn, ông Thủy cho rằng các biện pháp bảo đảm tài sản cho thi hành án trong quá trình tố tụng chưa được thực hiện. “Nếu không làm tốt việc phong tỏa, kê biên tài sản của những người liên quan trong vụ án thì khi tòa xử xong, bản án có hiệu lực sẽ không có tài sản để thi hành án hoặc thời điểm đó có tài sản nhưng tẩu tán hết rồi” - ông lo ngại.
Ông Thủy cho rằng theo quy định thì việc niêm yết, phong tỏa tài sản phải được thực hiện nghiêm. Chính vì thế, trong giải quyết vụ việc xảy ra ở Vinalines phải tránh những vấn đề như ở Vinashin.
Ông Thủy đơn cử 2 căn hộ chung cư cao cấp mà bị can Dương Chí Dũng - nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Bộ Giao thông Vận tải - mua cho tình nhân. Nếu chúng liên quan đến nghĩa vụ phải thi hành án của bị cáo hoặc do nguồn gốc phạm tội mà có thì cơ quan tố tụng phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết như kê biên, cấm chuyển dịch để bảo đảm thi hành án sau này.
Số tiền nhà nước phải bồi thường tăng nhanh Theo số liệu báo cáo của TAND Tối cao, VKSND Tối cao và các bộ, ngành liên quan, năm 2013 (tính từ ngày 1-10-2012 đến 30-9-2013) có 82 đơn yêu cầu bồi thường với tổng số tiền nhà nước phải bồi thường trên 38,4 tỉ đồng. Số tiền nhà nước phải bồi thường trong năm 2013 tăng gần 5 lần của trung bình 3 năm trước. Trong đó, theo bà Đỗ Hằng, Cục phó Cục Bồi thường nhà nước Bộ Tư pháp, có một vụ ở tỉnh Thái Bình mà nhà nước đã phải sử dụng ngân sách bồi thường đến 21 tỉ đồng. |
Bình luận (0)